Truyền thuyết Nham Thần

Thần Bếp

Tương truyền, trong thời kỳ mới xây dựng cảng Liyue, nhóm người khai hoang đầu tiên đã dùng Nham Thạch dựng lên lò đốt, tiếp đến dùng đá mài vào nhau để tạo ra lửa. Nền được làm từ đá Nham, khiến ngọn lửa không dễ bị dập tắt, con người mới có thể giữ ấm, nấu chín đồ ăn, rồi dần dần hình thành nên cảng Liyue.

Những người khai hoang cho rằng, viên đá Nham chính là quà tặng từ Nham Vương Gia. Từ đó về sau, các quán ăn, quán rượu tại cảng Liyue đều cúng bái và coi Nham Vương Gia là “Thần Bếp”, hy vọng ngọn lửa trong quán sẽ cháy mãi, kinh doanh phát đạt.

Thần Khai Sáng

Phía trong cảng Liyue, các Nhà Mạo Hiểm ưa thích thám hiểm thường coi Nham Vương Gia là “Thần Khai Sáng”.

Là bởi do truyền thuyết kể lại, người xa xưa với ý chí quật cường, cùng với sự bảo hộ của Nham Vương Gia thì cảng Liyue mới được tạo thành.

Những Nhà Mạo Hiểm rời khỏi cảng Liyue cũng mong bản thân giống như nhà khai sáng có được ý chí kiên cường như đá Nham.

Thần Tài

Tiền tài từ khắp nơi đổ về cảng Liyue, cũng là thành phố của sự giàu có và nơi tụ họp của thương nhân. Ngày nay, đồng Mora lưu hành khắp đại lục Teyvat cũng chính là do cảng Liyue đúc và phát hành, cái tên “Mora” cũng đến từ cái tên khác của Nham Vương Gia “Morax”. Vì vậy mọi người đều coi Nham Vương Gia là Thần của tài phú và thương mại.

Có điều khi làm ăn, con người trước hết vẫn phải thắp hương cho Nham Vương Gia, bày một mâm cỗ ngon. Bởi vì Nham Vương Gia Morax là người có nhiều tiền nhất trên thế giới, hoặc… là thần nhiều tiền nhất.

Thần Lịch Sử

Trong cảng Liyue, các nhà nghiên cứu lịch sử thường sùng bái Nham Vương Gia – người xây dựng nên cảng Liyue này là “Thần Lịch Sử”. Các quán ăn, quán rượu có ghi dòng chữ “thương hiệu trăm năm” là để minh chứng cho cửa hàng của mình đã được truyền lại từ lâu đời, và cũng là câu chuyện mà Nham Vương Gia vào một năm một tháng một ngày xa xưa nào đó thường đến đây để bình phẩm đồ ăn.

Cho đến khi những đứa trẻ hỏi, Nham Vương Gia sống trên cõi đời này bao nhiêu lâu rồi, thì mọi người đều trả lời rằng:

“Từ rất lâu… rất lâu rồi…”