Diệp Anh là con trưởng của Diệp Mạnh Thu, khi y hơn hai mươi tuổi liền được cha yên tâm giao cho Tàng Kiếm Sơn Trang. Tại Tàng Kiếm Đại Hội lần thứ ba, y dùng tay làm kiếm độc đầu với Pháp Vương Minh Giáo, giúp cho Tàng Kiếm càng thêm hiển hách.
Diệp Mạnh Thu khổ tâm cô nghệ mất hai mươi lăm mùa trăng sáng lập ra gia nghiệp Tàng Kiếm quảng đại vào năm năm mươi tuổi. Bởi vì thời trẻ gian khổ mà sâu sắc cảm thấy lực bất tòng tâm, nhưng hắn dưới gối còn có hai đứa con là Diệp Anh và Diệp Huy, thế nên đối với việc thủ thành cũng không hề phiền não.
Diệp Anh thuở nhỏ trầm mặc ít lời, Khai Nguyên (niên hiệu vua Đường Huyền Tông) năm đầu tiên, Diệp Anh học tứ quý kiếm pháp của Diệp gia cực kỳ chậm chạp. Diệp Mạnh Thu đã truyền đạt hết bộ kiếm thức nhưng Diệp Anh vẫn thường không dụng nổi một chiêu, cho dù dụng được thì cũng bất thành chương pháp (không làm đúng cách thức).
Con trai thứ Diệp Huy lại trời sinh không thích tập kiếm, việc này khiến cho Diệp Mạnh Thu ảo não vô cùng. Con cả thừa vị (kế thừa vị trí) vốn là thiên kinh địa nghĩa (điều hiển nhiên), Diệp Mạnh Thu lại chỉ cảm thấy Tàng Kiếm Sơn Trang không có nổi người nối nghiệp. So với bản thân thiên tư tài hoa thế này, sao lại có thể sinh ra đứa con vụng về thế kia. Hắn trong lúc giận dữ thường không thể giữ mình, hay quở trách Diệp Anh, vì tức giận mà cấm ăn phạt quỳ là chuyện bình thường. Diệp Huy thấy vậy, không đành lòng, lần nào lén đem đồ ăn, nước uống đến đưa cho đại ca đang bị phạt.
Nhưng, ngoài dự đoán nhất là Diệp Anh luôn nhẫn nhục chịu đựng, chưa từng cãi lại. Y không nói ra, cả ngày đăm chiêu nên chẳng ai biết, Diệp Huy đưa đồ ăn nước uống tới, y liền đến ăn, trên mặt một tia ủy khuất cũng không thèm biểu lộ. So sánh với Diệp Huy lúc nào cũng vì đại ca mà hốt hoàng lo sợ, giống như kẻ chịu phạt mỗi ngày chính là hắn vậy.
Năm tháng thấm thoát, Diệp Anh sống một mình trong mộ kiếm, mỗi ngày trong tay cầm kiếm, yên lặng nhìn theo tháng năm tuần hoàn, nhưng chưa bao giờ thi triển một chiêu thức.
Khai Nguyên năm thứ bảy, Tàng Kiếm Sơn Trang tổ chức Danh Kiếm Đại Hội lần thứ hai, Công Tôn đại nương của Tiêu Âm Cốc đắc chủ (đoạt giải) lần trước đến làm khách. Nàng rảnh rỗi bước chậm, trên đường gặp phải Diệp Anh đang ôm kiếm ngắm hoa. Ngày kế tiếp, trong lúc nói chuyện phiếm liền nói với Diệp Mạnh Thu. “Đúng là huyết thống của Diệp thị, quả nhiên nhân tài xuất hiện lớp lớp. Trước có trang chủ đại tài, hưng thịnh Tàng Kiếm. Hôm qua ngẫu nhiên nhìn thấy lệnh công tử tiến cảnh, phải nói kiếm đã đạt đến cảnh giới. Quả thật hậu sinh khả úy”.
Diệp Mạnh Thu nghe vậy kinh hỉ không hiểu. Nguyên lai Diệp Anh năm tám tuổi tập kiếm, Diệp Mạnh Thu thi triển vũ kỹ, y dĩ nhiên ghi nhớ trong phút chốc, trong lòng cũng có tưởng niệm. Chẳng qua do trí nhớ Diệp Anh quá nhanh, cha muốn y phát chiêu, y vận kiếm, một kiếm đâm ra ngay cả đối thủ phản kích như thế nào, thân thể mình ứng đối như thế nào đều nghĩ đến. Sơ học kiếm thuật của y căn bản là thiếu thốn, nhưng tâm tư sở đạt lại hoàn toàn thích hợp với kiếm đạo chí lí. Từ đó về sau y sống một mình ở mộ kiếm, quãng thời gian sáu năm này, đều đặt trên thân kiếm.
Trong lúc nói chuyện cũng có người khác ở bên, việc kiếm kỹ của Diệp đại công tử được Công Tôn đại nương khen ngợi được giang hồ lưu truyền một đoạn thời gian. Bất quá sau đó mấy năm, Diệp Anh chưa bao giờ hiển lộ thanh danh trên giang hồ. Mãi đến Khai Nguyên năm thứ mười sáu, đợi đến Danh Kiếm Đại Hội lần thứ ba, Diệp Anh đánh bại Pháp Vương thì mọi người mới biết kiếm pháp của người thanh niên này cao thâm, đã sớm trở thành bậc thầy rồi.
Sau cuộc chiến ở Phong Hoa Cốc, Diệp Anh cảm giác được thiên hạ phong vân biến ảo sâu sắc, thực lực trong tay Tàng Kiếm lại không có khả năng kiểm soát được. Y chỉ mong sao dòng xoáy loạn thế không ảnh hưởng đến Tàng Kiếm Sơn Trang. Do đó đã quyết ý bế quan lĩnh ngộ vô thượng tâm kiếm, nhằm tăng cường năng lực tự bảo hộ của sơn trang.
Đường Khai Nguyên năm hai mươi bốn, Diệp Anh bế quan tu kiếm, khi xuất quan cũng là lúc hai mắt đã mù…
Nội dung bài viết được tổng hợp từ blog Jeongkimchi của Mộc