Đúng 12 giờ 08 phút ngày 27/03/2010 là thời khắc lịch sử đưa người chơi khám phá thế giới của game online Việt Nam đầu tiên Thuận Thiên Kiếm. Dù không phải là một sản phẩm số 1 trên trị trường, nhưng những ấn tượng đối với game thủ sau thời sau 48 giờ trải nghiệm chính là những gì gần gũi và thân quen. Dưới đây là những hình ảnh mà chúng tôi ghi nhận được sau 48 giờ Thuận Thiên Kiếm chính thức Open Beta.
Ông Tú Kép vẫn quá nhiều “fan hâm mộ”
Ngay khi máy chủ đầu tiên được mở, hàng nghìn người lũ lượt kéo nhau đến làng Vạn Đại như trẩy hội. Vị trí Ông Tú Kép vẫn là tâm điểm tập trung của các game thủ. Người người nô nức đợi chờ Ông giao nhiệm vụ đầu tiên. Cảnh chen lấn làm xáo động cả một góc làng. Nhìn đám đông vây quanh Ông Tú Kép, nhiều thở dài ngao ngán. Nhưng rồi không mất bao lâu, người chơi cũng được giao những nhiệm vụ đầu tiên bằng một cú click cách xa hơn chục miếng gạch đình làng.
Xưa kẹt cầu, nay vẫn… cây cầu kẹt
Tưởng chừng chuyện kẹt cầu đã được Game Studio South (GSS) “thi công” dứt điểm sau đợt Closed Beta (CB) đầu tiên, nhưng hiện tượng này vẫn tiếp tục xảy ra. Nguyên nhân là lượng người đổ về từ các hướng quá đông vượt “tải trọng” của cầu. Tuy nhiên, do GSS đã thực hiện việc quy hoạch mở rộng các lối đi về các hướng nên hiện tượng kẹt cầu cũng không kéo dài lâu. Điều này phần nào giải tỏa bức xúc để người chơi có thể để tiếp tục cuộc hành trình.
Mở liên tiếp các máy chủ để… giảm tải
Sau một giờ mở cửa, các kênh thuộc máy chủ Kim Bảng lần lượt rơi vào tình trạng quá tải. Đến cuối ngày 27/03 toàn bộ máy chủ đầu tiên Kim Bảng rơi vào tình trạng… quá công suất. Số user (người chơi đăng nhập) đạt hơn 50 ngàn người. Một số người chơi nhận được thông báo “không thể đăng nhập do quá tải” đành phải chờ đợi. Để giải quyết tình trạng này, 14h ngày 28/03 GSS quyết định mở tiếp máy chủ Cổ Loa. Tuy nhiên, đến 20h cùng ngày, số lượng người chơi tại hai máy chủ đầu tiên vẫn trong tình trạng đông đúc.
Vĩnh Long ở đâu ?
Không bắt đầu công việc đầu tiên của một tân thủ, một số người chơi khi vừa đặt chân đến Thuận Thiên Kiếm lại tranh thủ đi tìm những địa danh quê hương mình để… chụp hình. Người ở Hà Nội thì đến Thăng Long, người ở Hải Phòng thì đến Hải Đông, Bạch Đằng Giang. Có game thủ tìm mãi không thấy địa danh Vĩnh Long trên bản đồ nên quay ra “khóc lóc” thảm thiết trên kênh Gào Thét.
Chơi game bằng “tinh thần dân tộc”
Một điều đáng chú khác mà chúng tôi ghi nhận được, nhiều game thủ không ngần ngại lên tiếng tẩy chay các game thủ khác khi họ vô tình phát biểu những câu có ý chê bai Thuận Thiên Kiếm trên kênh Thế Giới. Đó cũng là điều dễ hiểu, bởi người chơi Thuận Thiên Kiếm không chỉ vì gameplay hấp dẫn mà trên hết là vì lòng tự hào dân tộc. Điều đó hứa hẹn việc xây dựng và phát triển một cộng đồng game thủ Thuận Thiên Kiếm ngày càng lớn mạnh hơn.
Ảnh: VNG
Dương Nguyệt Nhi(VNG)