Lấy bối cảnh thời Đường, Võ Hồn 2 không đem đến các môn phái quen thuộc với những người yêu thích các bộ tiểu thuyết kiếm hiệp như Nga Mi hay Võ Đang. Tuy vậy, Thiếu Lâm Tự vẫn xuất hiện với tư cách là Thái Sơn Bắc Đẩu trong Võ Hồn 2. Điểm đặc biệt nhất của Thiếu Lâm Tự trong Võ Hồn 2 thu nhận cả đệ tử nam lẫn đệ tử nữ. Đại nghiệp của nhà Đường ghi nhận sự đóng góp của các đệ tử Thiếu Lâm Tự. Do đó, tăng ni Thiếu Lâm luôn nhận được sự kính trọng của nhân sĩ trong thiên hạ.
Võ công Thiếu Lâm Tự trước có thể công, sau có thể thủ, nên đệ tử Thiếu Lâm rất được chào đón trong tất cả các tổ đội. Võ công của Thiếu Lâm Phái nổi tiếng với những đòn khống chế khó chịu. Phạm Âm Tu Chân có thể hút hết toàn bộ kẻ địch về phía mình hay Ngọa Long Phá có thể đánh bay đối thủ đi. Thiếu Lâm Tự lấy từ bi làm đầu, không nhằm mục địch hạ gục đối phương mà võ công chỉ nhằm răn đe, khống chế. Do đó, người chơi Thiếu Lâm trong Võ Hồn 2 hoàn toàn đủ khả năng làm các đối thủ của mình phải bó tay trước những chiêu thức có khả năng khống chế liên tục.
Tâm pháp dành cho Thiếu Lâm chủ yếu gia tăng sinh lực và khả năng phòng ngự nên dù chọn hệ Kim Cang hay Tu La thì đệ tử Thiếu Lâm đều là một mãnh tướng trên chiến trường. Hệ Kim Cang sẽ giúp đệ tử Thiếu Lâm càng thêm cứng cáp với khả năng phòng ngự siêu việt còn hệ Tu La sẽ gia tăng sát thương, giúp đệ tử Thiếu Lâm trở nên toàn diện hơn.
Điểm yếu lớn nhất của Thiếu Lâm chính là việc tương đối thiếu sát thương. Khả năng chống chịu tốt và khống chế rất cao nhưng không tạo ra đủ sát thương để dứt điểm đối phương khiến đệ tử Thiếu Lâm khá “hiền”. Trong đơn đấu, Thiếu Lâm cũng rất thiếu sát thương nên không được đánh giá cao khi đặt cùng những phái khác. Theo nhiều người chơi đã trải nghiệm phiên bản Trung Quốc, Thiếu Lâm khi hoàn thành đầy đủ trang bị sẽ có sự đột phá mạnh mẽ.
Các bạn quan tâm tới Thiếu Lâm trong Võ Hồn 2 có thể tham khảo thêm tại vh2.com.vn.