Bản đồ thế giới

Hà Dương Thành

Tọa lạc tại Thanh Vân Sơn, nơi sông Hồng Xuyên chảy qua, sơn thủy hữu tình, phong cảnh tuyệt đẹp. Là nơi tụ tập của thương nhân trong thành, thỉnh thoảng còn có các nhân sĩ dừng chân. Chẳng ngờ có yêu thú tấn công, bọn thổ phỉ lợi dụng cơ hội làm loạn khiến cho vùng đất phồn hoa ấy rơi vào nguy hiểm.

Hà Dương Thành

Thanh Vân Sơn

Thanh Vân Sơn là dãy núi với những đỉnh núi cao chót vót, trải dài trăm dặm với ngọn Thất Đỉnh nhấp nhô, mây trắng vây quanh sườn núi như chốn bồng lai tiên cảnh. Trên Thất Đỉnh có phái tu chân Thanh Vân Môn, kiểm soát vị trí hiểm yếu, luyện chân khí để trừ ma diệt yêu.

Thanh Vân Sơn

Tiêu Dao Giản

Giản nghĩa là kênh nước giữa núi, Tiêu Dao Giản chính là vùng đất gần núi nước. Trong Tiêu Dao có rất nhiều kiến trúc trên mặt nước. Cứ địa của phái Hợp Hoan.

Tiêu Dao Giản

Hồ Kì Sơn

Hồ Kì Sơn nhìn từ dưới lên chỉ thấy đá xuyên không, cao chót vót, không có thực vật cây cối, vô cùng hoang vắng. Bên trái ngọn núi có con sông Thắng Thủy do các suối nước ngầm hội tụ thành. Đây chính là tổng đài của Quỷ Vương Tông một trong ba phái ma giáo.

Hồ Kì Sơn

Thiên Âm Tự

Thiên Âm Tự nằm trên Tu Di Sơn, sau núi có Tiểu Thiên Âm Tự và khu vực Vô Tự Ngọc Bích. Bên phải Đại Hùng Bảo Điện là thiền viện nơi các đệ tử của nhà chùa sinh hoạt, bên trái là cảnh quan Thiên Phật Thạch Quật.

Thiên Âm Tự

Không Tang Sơn

Không Tang Sơn là căn cứ của Ma Giáo Luyện Huyết Đường (do Hắc Tâm Lão Nhân tạo ra 100 năm trước). Trên Không Tang Sơn có Vạn Bức Cổ Quật, trong Vạn Bức Cổ Quật có Tử Linh Uyên, dưới Tử Linh Uyên có Vô Tình Hải, trong Vô Tình Hải có Hắc Thủy Huyền Xà.

Không Tang Sơn

Tiểu Trì Trấn

Tiểu Trì Trấn nằm ở phía Bắc của Không Tang Sơn, là thành thị duyên hải. Khu vực phía nam đông dân cư và nhiều khu chợ, còn phía bắc là rừng cây rậm rạp, trong rừng có Mãn Nguyệt Cổ Tỉnh và Hắc Thạch Động, phía tây là phong cảnh Long Trì Thư Viện, phía đông là đền thờ tiên nhân, khu trung tâm có Bố Cáo Thạch Đài, phía đông bắc có bến đò tới Lưu Ba.

Tiểu Trì Trấn

Lưu Ba Sơn

Vùng đất ăn ra biển bảy ngàn dặm, khói nước mênh mông, dưới núi là bờ biển sóng đánh dập dồn, đá núi cao chọc mây, trong núi có vô số thuốc quý nhưng lại bị mãnh thú độc vật coi giữ, sau khi yêu thú xâm nhập nơi này càng trở lên nguy hiểm dị thường.

Lưu Ba Sơn

Đầm Tử Vong

Tọa lại tại vùng đất tây nam Thần Châu, bán kính hơn tám ngàn dặm, kéo dài vô tận. Đầm chia làm hai tầng địa giới: một là ngoài đầm, cây cối cao chót vót, nhiều vũng lầy không đáy, trùng độc cực nhiều; hai là trong đầm, trong này bị khí độc bao vây, vô số âm linh oán hồn.

Đầm Tử Vong

Phần Hương Cốc

Một nửa là của Trung Nguyên, một nửa thuộc về Nam Cương. Phong cách khách nhau, quan điểm cũng khác nhau. Phía bắc là sông núi của Trung Nguyên, phía nam là rừng núi của Nam Cương. Đệ tử Phần Hương Cốc đều sống ở đây. Đỉnh cốc màu đỏ, tạo hình như một ngọn lửa. Trong cốc hương thơm ngập tràn, ở đâu cũng có thể nhìn được Hỏa Đàn.

Phần Hương Cốc

Thất Lý Động

Là khu dân cư lớn nhất của Miêu tộc, nổi tiếng vì diện tích chỉ bảy dặm. Nghe nói nơi này thủ dễ công khó, chỉ có duy nhất một thông đạo chật hẹp nối với bên ngoài, luôn là một trụ cột tinh thần của Miêu tộc.

Thất Lý Động

Độc Xà Cốc

Thuộc dãy núi phía tây nam trung thổ, nằm ở phía tây nam Phần Hương Cốc, trong cốc có rất nhiều rắn, trùng độc. Tương truyền trong cốc có linh xà hiệu là Bạch Xà Vương, và để bảo vệ xà vương này ngày càng có nhiều rắn vào núi sống, nơi này cũng là tổng đàn của Vạn Độc Môn, một trong bốn đại môn phái ma giáo.

Độc Xà Cốc

Man Hoang

Nơi này trăm năm không có mưa, khí hậu khô hanh, lác đác vài ốc đảo nhưng lại có rất nhiều mãnh thú hung vật, người thường vào sẽ không có đường trở về. Có tin đồn trong Man Hoang có một Hồng Đại Thánh Điện là cứ địa Ma Giáo. Man Hoang là nơi rất nguy hiểm, xung quanh không những có yêu thú mà còn có Man tộc chuyên thăm dò nhất cử nhất động của người lạ tới. Nghe nói nơi này còn có lối thông ra thế giới khác, những nhân vật quan trọng của các đại môn phái đã tới đây, không biết liệu có sắp xảy ra một trận huyết chiến không.

Man Hoang

Côn Lôn

Trong Côn Lôn có Lãnh Vân, Linh Đài Trấn, trong trấn có nhiều kì nhân dị sĩ thượng cổ có khả năng dời núi lấp biển. Ngoài ra, còn có Cửu Thiên Trì, trong trì có Thương Giao Phiên Đằng cực kỳ hùng vĩ. Bên dưới tám ngàn dặm là Đỉnh Côn Lôn hay còn gọi là Côn Lôn Tiên Cảnh, nơi sống của các Thượng Cổ Thần Nhân, trong Tiên Cảnh có chim hiếm thú lạ, tiên thảo linh dược, cây cối um tùm, không thiếu thứ gì.

Côn Lôn