Việc gì cũng phải có nguyên nhân của nó. Có thể nói cho đến thời điểm này, hầu hết mọi việc đều có thể được lý giải theo một chiều hướng nào đó. Nhưng đã có khi nào bạn tự đặt cho mình câu hỏi: Vì sao mình lại thích chơi game?. Ừh thì chơi game thư giãn, xả strees. Nhưng vậy còn có nhiều cách hiệu quả hơn như đi câu cá, xem phim, đâu nhất thiết phải chơi game. Thì chơi game cuốn hút hơn, chiến thuật hơn, pro hơn..
Không quá khó để liệt kê ra hàng đống lý do để gamer biện minh cho việc thích chơi game của mình. Cũng không quá khó để tìm ra những chủ đề có hàng nghìn lượt xem, hàng trăm lượt trả lời tranh luận về cách lên lên stat, built item thế nào là đúng. Có những gamer sẳn sàng bỏ hàng đống thời gian ra để tranh luận, viết những bài ngợi ca về những điểm mạnh và sẵn sàng tổng xỉ vả bất kỳ ý kiền nào chê bao game họ yêu thích. Nhưng hơn hết, lý do cho những việc đó bắt nguồn từ đâu?
Không giống như những nền văn hóa phụ khác như ca nhạc, điện ảnh.. game không bị ảnh hưởng nhiều vởi các yếu tố chính trị, tôn giáo. Những gamer thế hệ đầu tiên vào thập niên 80 90 thế kỉ 20, những người tiếp xúc với những game đầu tiên, rồi họ thích, họ chơi. Một “văn hóa” mới nhưng lại được dễ dàng chấp nhận hẳn phải có lí do. Hiếm có ai sinh ra trong thời gian đó mà không biết đến những game console như hái nấm, bắn xe tăng.
Rồi thời gian trôi qua, không như những “đồ chơi” truyền thống, việc chơi game phát triển dần theo chúng ta hay nói cách khác, game cũng có cuộc sống của nó. Lần đầu tiên, những gì chúng ta trải nghiệm khi còn bé lại theo chúng ta đến khi trưởng thành. Nó vượt xa khuôn khổ một thú vui đơn thuần, không còn là thứ chúng ta chơi, xem, đọc, nó ăn sâu vào máu, mãnh liệt.
Rất khó giải thích cụ thể nguyên nhân làm nên việc đó. Với rất nhiều người, game chỉ là thú vui cho con trẻ. Nhưng nó thay đổi và trở thành một nền công nghiệp có doanh thu hàng tỉ đô. Những gamer trở nên chuyên nghiệp hơn, được xã hội thừa nhận, những giải đấu game có quy mô xuyên lục địa được thường xuyên tổ chức..
Cũng từ đó những fanboy được sinh ra. Họ cũng giống như những holigan, những fan hâm mộ hơi bị cuồng nhiệt, luôn đặt game mình yêu thích lên hàng đầu. Nói cách khác, họ tôn sùng nó như một thứ tôn giáo. Với âm thanh, đồ họa cùng nội dung ngày càng đặc sắc, lượng fanboy tăng theo năm tháng. Nhưng “chất lượng” có hơi giảm sút, họ đơn thuần chỉ thích, không phải đam mê như lớp gamer đàn anh.
Không những thế, các nhà phát hành game còn lợi dụng lớp fanboy này như một công cụ quảng bá game cực kỳ hiệu quả. Họ “rót” từng tí từng tí thông tin về các bản cập nhật , cung cấp cho họ thông tin ngoài lề các game để họ “đấu tranh”, cãi nhau với các fanboy game đối thủ và cuối cùng, lợi lớn nhất vẫn là các nhà sản xuất. Cũng vì vậy các fanboy ngày nay không được mọi người xem trọng cho lắm.
Nói họ như thế, còn chúng ta thì sao, những gamer bình thường. Cũng hằng ngày lục lọi, tìm kiếm các trang tin để xem diễn biến mới nhất của phiên bản một game nào đó ưa thích sắp ra lò, cứ như những con nghiện. Đọc những bài cảm nhận, khen chê về game, viết phản hồi theo hiểu biết của bản thân. Không nghiện, tại sao có thể tụ năm tụ ba bàn tán cả ngày về một game nào đó, về nhân vật PK khủng chẳng hề quen biết hay đơn thuần dự đoán những cải tiến, công nghệ mới sắp đến.
Nói tóm lại mỗi gamer đều có niềm vui và đam mê riêng về game của mình theo nhiều cách khác nhau. Trong thời đại vội vã hiện nay, cuộc sống của con người chẳng khác nào một cái máy. Sáng 7h tức dậy đi làm, chiều 5h về tắm rửa xem tivi, ngày qua ngày. Lúc này game như một cứu cánh giúp người chơi tạm giải thoái, mang đến cho họ giấc mơ chinh phục một thứ gì đó như ngày còn bé.
Nhưng hơn hết, quan trọng và cơ bản nhất chúng ta chơi game vì nó vui. Game giải tỏa những căng thẳng cuộc sống mang lại và nó cung cấp phần quan trọng nhất của cuộc sống con người – phần chơi. Nó làm cho chúng ta cười, đôi lúc căng thẳng, bực bội. Về cơ bản nó đặt chúng ta vào những cảm xúc khác nhau mà chúng ta hài lòng với chúng. Ngoài ra game còn mang đến khả năng gặp gỡ, kết bạn, làm quen và hơn hết, đưa những người có cùng đam mê đến cùng nhau.
Game được xem như một trong những “phát minh” sáng giá nhất trong thế kỉ 20. Chẳng thế mà bên cạnh thể thao, âm nhạc, điện ảnh, các gamer lúc nào cũng chiếm số đông. Có thể chúng ta thích game vì nhiếu lí do khác nhau, nhưng không thể phủ nhận nếu đã từng thích và đam mê, nó rất khó mai một và mất đi. Chắc chắn một lúc nào đó bạn nghĩ mình quên nhưng khi gặp lại, những cảm giác khi xưa sẽ trở về.
Qua những phân tích bên trên, vậy khi 50 60 tuổi, bạn có còn thích chơi game nữa không?
Theo: Game848
50, 60 tuổi í ah, có chứ ;))