Những ngày vừa qua đối với cư dân mạng thật là nhiều cảm xúc. Rất nhiều câu hỏi được đặt ra sau sự cố một bạn đọc trên diễn đàn Vozforum đưa ra thông tin Zing và VNG của Việt Nam bị Trung Quốc thâu tóm. Sự hoang mang lan nhanh trong cộng đồng. Ai cũng muốn biết điều gì xảy ra….cái gì đứng sau luồng thông tin này vậy? Trung Quốc thâu tóm được cả Zing và VNG ư? ….
Thông tin Zing bị thâu tóm được sự quan tâm lớn như thế đơn giản vì Zing đang nắm giữ khoảng 15 triệu người dùng Internet tại Việt Nam. Nếu Internet tại Việt Nam là 01 quốc gia, thì Zing đang nắm tới 1 nữa dân số. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu như quốc gia Internet đó đang bị một thế lực nước ngoài thâu tóm. Cụ thể ở đây là Tencent của Trung Quốc. Do đó, cộng đồng Internet Việt Nam tức giận và hoang mang là điều chắn chắn sẽ xảy ra. ”Cảm giác như bị phản bội vậy, mình cung cấp rất nhiều thông tin trên Zing me, mình nghe nhạc và tạo playlist yêu thích trên Zing mp3, mình yêu Zing nhưng mình ghét Trung Quốc”. ….Những status như trên rất nhiều trên Facebook, Zing me, G+…
Sau khi sự cố xảy ra, bản thân tôi cũng nhận rất nhiều cuộc điện thoại & email hỏi thăm về sự việc. Tất nhiên, tôi cũng rất băn khoăn, mình đâu nằm trong cuộc chơi lớn đến như thế. Mình chỉ có thể đưa ra các giả thuyết và giải quyết các giả thuyết đó….Nhưng tất nhiên, không có câu trả lời nào làm thỏa mãn 100% người hỏi cả. Điều này càng làm thông tin trên đi vào cao trào và biến nó thành một tác động xấu là cộng đồng bắt đầu tuyên bố tẩy chay Zing, tẩy chay VNG và Trung Quốc.
Những sự kiện ngoài biển Đông, trên vùng biên giới phía Bắc, sự cố Bauxit Tây Nguyên, sự cố ở Nha Trang, Phú Yên, Sự cố chiếm đất tại Bình Thuận, sự cố phòng khám tại TP.Hồ Chí Minh…. Bao nhiêu đó sự kiện liên quan đến Trung Quốc chưa đủ sao lại phải thêm sự kiện Zing và VNG nữa. Sự tự tôn dân tộc và những vấn đề “nóng hổi” trên làm cho cộng đồng thật sự bị sốc. Việt Nam liệu có vượt qua?
Trong thời đại thông tin, tin đồn sẽ nhanh chóng lan đi nếu như doanh nghiệp không có chiến lược quản trị cho những trường hợp như thế. Nực cười ở Việt Nam là rất ít công ty chú trọng đến vấn đề này. Đến khi sự việc vỡ lẽ ra hoặc bị lây lan dẫn đến tác động xấu quá mức rồi thì mới chịu can thiệp vào. Điển hình gần đây là những tin đồn trên thị trường tài chính, tiền tệ, chứng khoán trong suốt nguyên cả năm ngoái về việc Sacombank bị thâu tóm….thế mà Sacombank vẫn không quản trị được tốt và vẫn bị thâu tóm như thường. Điều đó thể hiện sự yếu kém và chủ quan vô cùng của những doanh nghiệp được cho là “xương cốt” của ngành.
Đến lượt sự cố VNG và Zing xảy ra, bản thân tôi mong muốn biết bao VNG đưa ra câu trả lời chính thức. Tôi hồi hộp và mong chờ một thôgn tin nào đó từ chính VNG đưa ra. Tất nhiên, trong quản trị khủng hoảng thông tin, những cuộc họp báo, các thông cáo báo chí, những lời tuyên bố chính thức luôn có sức mạnh và niềm tin mãnh liệt nhất. VNG có Zing news mạnh như thế, tại sao họ không làm được chuyện đó. Tôi thật buồn vì điều này. May mắn tôi tham khảo được tin tức sau khi The Box đưa tin ra sau 5 phút và thở phào nhẹ nhõm sau khi đọc bài viết. Tuy vẫn còn những hoài nghi và những thắc mắc trong lòng, những cảm giác khuây khỏa hơn rất nhiều. Bản thân thấy rất vui vì cộng đồng đã rất nhanh chóng tạo được sự đoàn kết và niềm tự hào dân tộc nỗi dậy mau chóng. Đơn giản vì cộng đồng này đều yêu Việt Nam, yêu quê hương và tổ quốc Việt Nam và cộng đồng không chấp nhận sự thâu tóm của người “anh em” quá nổi tiếng là Trung Quốc.
Phải công nhận là VNG đã đưa ra thông tin hơi muộn nhưng cũng còn may là kịp thời để sự cố “tẩy chay Zing và VNG” xảy ra thực sự. Mừng vì VNG vẫn là một công ty Việt Nam, do người Việt Nam làm chủ.
Sự chỉ trích từ phía cộng đồng là dễ hiểu nhưng không công bằng lắm cho VNG, Zing và cá nhân anh Lê Hồng Minh. Một doanh nghiệp trẻ và trong thời kì nhận thức được sức mạnh của Internet tại thị trường tiềm năng như Việt Nam như thế đã hành động kịp thời và xây dựng được những sản phẩm nỗi tiếng như Zing của ngày hôm nay. Thử đặt câu hỏi “Lúc đó, lúc VNG (Vinagame) lúc đó đang còn nghèo và chưa thật sự nỗi tiếng, có người Việt Nam nào dám chìa tay ra giúp đỡ và bỏ vốn vào?”. VNG lúc đó chắc hẳn phải rất chật vật tìm kiếm sự đầu tư từ các nhà đầu tư ngoại là Tencent, IDG Ventures…. Nói ra để các bạn hiểu bản chất và thông cảm hơn cho sản phẩm như Zing….
Sự cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi trong kinh doanh. Sau sự cố này mong rằng VNG và Zing có chiến lược quản trị khủng hoảng tốt hơn nữa. Mình thích nhất là bài phân tích của anh Nhan Thế Luân về sự kiện này trên Facebook và tư tưởng của anh về vấn đề cạnh tranh là “Chưa bao giờ mình xem là mp3 zing là đối thủ Long nhé, cứ lo mà đạp nhau để rồi công ty nước ngoài Facebook, Google, Yahoo chiếm hết thị trường à”.
Sau sự kiện trên, VNG và Zing sẽ chịu tác động ít nhiều từ “trà dư tửu hậu” Tencent. Nhưng mình vẫn có niềm tin vào những con người trong đó và bản thân mình đối với sự phát triển của Zing và VNG. Chúc các bạn thành công và phát triển nhé.
Việt Nam ơi, hãy bản lĩnh nhé!
Bài viết của Johnny Thái, Founder trang TheBusiness.vn