Trong suốt bốn năm vừa qua, những cuộc thảo luận về SK Telecom T1 luôn xoay quanh siêu sao đường giữa của họ – Faker, và phần còn lại chỉ được nhắc tới khi cuộc trò chuyện kéo dài ra tiếp. Nhưng điều thường xuyên bị bỏ qua ở đây là trong mỗi thành công của SK Telecom T1, Faker luôn có một chiếc bóng luôn bên anh ở trong khu rừng. Với việc Bengi ra đi sau bốn năm ở SK Telecom T1 và ba chức vô địch thế giới, đây là dịp tốt hơn bao giờ hết để cùng nhìn lại sự nghiệp rất đáng nhớ của anh.
Thay đổi vị trí đi rừng qua hình ảnh của bản thân mình
Đi rừng luôn là vị trí lạ nhất trong trò chơi Liên Minh Huyền Thoại. Mỗi khi nhắc tới những tuyển thủ vĩ đại ở vị trí này, những cái tên như Choi “Insec” In-seok hay Lee “Kakao” Byung-kwon luôn dễ dàng xuât hiện đầu tiên trong tâm trí của mỗi người. Họ là những tuyển thủ luôn biết tạo ra những pha xử lý đột biến, và có khả năng gánh cả đội đến chiến thắng trong trò chơi của riêng mình, và trong khi đó, những người đi rừng với phong cách hỗ trợ, những người mà lối chơi của họ xoay quanh các đồng đội của mình thường dễ bị bỏ qua. Những tuyển thủ này luôn đứng đầu về tinh thần đồng đội, và không một ai trong số đó, trong lịch sử trò chơi này thành công như Bengi.
Khi Bengi bước ra đấu trường chuyên nghiệp lần đầu tiên vào năm 2013, vị trí đi rừng là tổng hòa của ba phong cách: hung hãn, hỗ trợ, và kết hợp 2 phong cách trên. Còn ở hiện tại, hầu hết những người đi rừng chọn cách chơi cuối cùng, kết hợp hai phong cách hỗ trợ và hung hãn, tạo ra những pha thi đấu hổ báo nhưng đầy tính toán dựa trên những thông tin thu thập được. Thực tế đã chứng minh điều đó, trên con đường chinh phục chức vô địch thế giới cùng SK Telecom T1, Bengi đã phải đối mặt với hai trong số những cái tên xuất sắc nhất đại diện cho phong cách này: Han “Peanut” Wang-ho và Kang “Ambition” Chan-yong.
Nhưng quay trở lại quá khứ, ở mùa 3 của Liên Minh Huyền Thoại, những người đi rừng có phong cách hổ báo luôn được cho là nhân tố lớn mang lại thành công. Và Bengi, với chức vô địch thế giới năm đó, đã chứng minh cho toàn thế giới điều ngược lại, khẳng định sức mạnh của những người đi rừng theo thiên hướng hỗ trợ.
Trong hầu hết các trường hợp trước thành công của Bengi, vai trò của những người đi rừng hỗ trợ thường không rõ ràng, về cơ bản họ thi đấu như một hỗ trợ cho người đi đường giữa, giống nhiệm vụ của hỗ trợ đi cùng xạ thủ tại đường dưới.
Bengi hiểu rằng, điều tốt nhất anh có thể hỗ trợ các đồng đội của mình, và hỗ trợ Faker ở đường giữa là loại bỏ những nguy hiểm tiềm ẩn. Và anh đã làm được điều đó. Cắm mắt trên đường vào rừng và ra các đường, nắm bắt vị trí của người đi rừng đối phương, tổ chức những pha gank hay phản gank chỉ khi có cơ hội. Triết lý này giờ đây đã trở nên cần thiết với bất kỳ người đi rừng hàng đầu nào.
Chuyến phiêu lưu cuối cùng
Chung kết thế giới mùa 6 đã giúp chúng ta thấy rõ liệu Bengi có đóng vai trò quan trọng trong thành công của SK Telecom T1 hay không.
Bước vào giải đấu, Bengi đã phải đối mặt với rất nhiều lời chỉ trích nhắm vào bộ tướng của mình – nổi bật nhất là việc anh không sử dụng Nidalee – trong việc gây áp lực lên toàn bản đồ. Và trong khi giông bão vẫn bủa vây xung quanh, ban huấn luyện SK Telecom T1 hiển nhiên cũng nghĩ như vậy, khi họ khởi đầu hành trình của mình với Blank ở vị trí xuất phát trong đội hình.
Trước khi Chung Kết Thế Giới diễn ra, Blank đã thể hiện được mình dù chỉ là những tia sáng ít ỏi, nhưng anh chưa bao giờ là một giải pháp lâu dài mà một đội hình như SK Telecom T1 cần. Và tại Chung Kết Thế Giới 2016, Blank đã cho thấy một bộ mặt khác. Anh không theo kịp được nhịp độ trận đấu mà những đội mạnh nhất giải đấu cần có, và những khoảnh khắc tệ nhất của Blank đã góp phần tạo nên những thất bại nặng nề nhất mà SK Telecom T1 từng phải trải qua.
Trong mọi trận đấu, Blank luôn có khả năng làm được một phần công việc của Bengi, nhưng anh chưa bao giờ đáp ứng được kì vọng trở thành chìa khóa chiến thắng của SK Telecom T1. Khi Blank thi đấu tốt, những chủ lực của SK Telecom T1 lại có những ngày tồi tệ, còn khi những chủ lực làm tốt nhiệm vụ của mình, Blank lại tụt lại phía sau. Để khi giải đấu bước tới giai đoạn căng thẳng, SK Telecom T1 luôn quay lại đặt niềm tin vào Bengi. Và như mọi lần, Bengi luôn giúp những người đồng đội mình có điểm tựa hoàn hảo để thành công.
Khi chúng ta nghĩ về tương lai và chờ đợi điều gì gìn giữ những thành công của SK Telecom T1, điều thú vị nhất sẽ là chờ xem tổ chức này sẽ làm gì để bổ trợ cho lối chơi riêng biệt của Faker – luôn hổ báo và áp đặt lối chơi lên đối thủ. Điều này vẫn làm anh là tuyển thủ xuất sắc nhất thế giới, nhưng hơn hết, khó lăn lớn nhất với SK Telecom T1 là tìm kiếm một người để lấp đi khoảng trống mà Bengi để lại khi anh ra đi.
Còn với bản thân Bengi, tương lai của anh có vẻ vẫn chưa được quyết định. Trong khoảng một năm gần đây, Bengi có đề cập đến việc giải nghệ, tuy vậy thật khó để chúng ta trách cứ anh vì điều này. Còn nếu anh lựa chọn tiếp tục sự nghiệp của mình trong một tổ chức mới, ở Hàn Quốc hay nơi nào khác trên thế giới, đội hình này sẽ rất thú vị. Chúng ta chưa từng thấy Bengi chơi cho một tổ chức nào ngoài tập hợp những người chơi tốt nhất thế giới – SK Telecom T1, và tất nhiên điều này có ảnh hưởng rất lớn lên cách anh ấy học hỏi trong đấu trường chuyên nghiệp.
Dù sao đi nữa, hiện tại chúng ta hãy gác lại những suy đoán sang một bên, và cùng ngồi lại để nhớ về sự nghiệp của người đi rừng thành công nhất lịch sử Liên Minh Huyền Thoại.
Nguồn:
With SKT, Bengi made an impact of his own. Bài viết của Austen Goslin trên The Rift Herald.
Cùng với SKT, Bengi đã tạo nên ảnh hưởng của riêng mình. Bản dịch tiếng Việt của League of Legends Vietnamese Translation.