Hàng ngàn năm trôi qua, một Yordle từ thời xa xưa lắm nay đã thức tỉnh, phá vỡ lớp băng bao quanh và khám phá một thế giới hoàn toàn lạ lẫm.
Thời gian trôi đi với hầu hết nhưng không phải với Gnar. Là một Yordle sinh ra từ nhiều thiên niên kỉ trước, Gnar bị bắt và giam giữ trong thứ băng vĩnh cửu, đông cứng – theo nghĩa đen – qua ngày đoạn tháng. Nhiều nền văn minh đã xuất hiện và biến mất cũng như loài yordle tiền sử, tuy nhiên không một thứ gì – kể cả băng vĩnh cửu – có thể giữ chân Gnar vĩnh viễn. Sau khi tự giải thoát, hắn lang thang khắp nơi trên Runeterra cho đến khi được những Yordle hậu duệ cưu mang. Tuy nhiên, họ cũng nhanh chóng phát hiện ra rằng, có một con quái vật phía sau sinh vật này.
Kĩ năng
Đột Biến Gen (Nội tại)
Gnar nhận thêm nộ trong giao tranh. Khi lấp đầy thanh nộ, kĩ năng tiếp theo của Gnar sẽ chuyển hóa hắn thành Gnar Khổng Lồ, tăng thêm giáp, kháng phép, máu và sát thương vật lí đồng thời bị giảm tốc độ di chuyển, tốc độ tấn công và phạm vi tấn công. Nếu Gnar Tí Nị không dùng kĩ năng nào, hắn cũng sẽ biến thành Gnar Khổng Lồ sau vài giây. Khi ở dạng Gnar Khổng Lồ, Nộ của hắn giảm dần và khi mất hết, hắn sẽ trở lại thành Gnar Tí Nị. Sau khi biến hình lại, Gnar Tí Nị trở nên mệt mỏi và không thể nhận thêm nộ trong vài giây.
Ném Boomerang – Ném Đá (Q)
Gnar Tí Nị: Gnar phi chiếc boomerang về một hướng, gây sát thương và làm chậm lên kẻ địch đầu tiên trúng phải. Sau khi trúng mục tiêu, chiếc boomerang bay về phía Gnar với tốc độ chậm hơn, gây ít sát thương hơn lên tất cả những kẻ địch khác trên đường bay. Nếu bắt được boomerang, thời gian hồi chiêu của Ném Boomerang được giảm đi đáng kể.
Gnar Khổng Lồ: Gnar ném một tảng đá lớn về một hướng, gây sát thương và làm chậm lên kẻ địch đầu tiên trên đường bay cũng như những kẻ địch xung quanh. Khi tảng đá đã rơi xuống đất, Gnar có thể nhặt lại nó để giảm thời gian hồi chiêu của Ném Đá.
Quá Khích – Đập Phá (W)
Gnar Tí Nị: Mỗi đòn tấn công hoặc kĩ năng thứ ba sẽ gây sát thương phép thuật theo % máu tối đa của mục tiêu. Mỗi khi Quá Khích kích hoạt hoặc khi Gnar Khổng Lồ biến hình lại thành Gnar Tí Nị, hắn nhận một lượng tốc độ di chuyển và sẽ giảm dần theo thời gian.
Gnar Khổng Lồ: Gnar đứng thẳng lên bằng hai chân sau, sau đó đập mạnh xuống đất, gây sát thương và làm choáng những kẻ địch phía trước trong một khoảng thời gian ngắn.
Nhún Nhảy – Nghiền Nát (E)
Gnar Tí Nị: Gnar nhảy theo một hướng và nhận thêm một lượng tốc độ tấn công. Nếu Gnar nhảy phải một đơn vị, hắn nẩy lên, tiếp tục nhảy theo hướng đã chọn. Nếu Gnar nhảy phải một đơn vị địch, Gnar còn gây sát thương và làm chậm mục tiêu.
Gnar Khổng Lồ: Gnar lăn cả người về một hướng, gây sát thương lên tất cả những kẻ địch bị lăn trúng trực tiếp.
GNAR (R)
Gnar Khổng Lồ: Gnar trở nên điên cuồng, ném tất cả những kẻ địch xung quanh theo một hướng. Tất cả những kẻ địch bị ném sẽ bị làm chậm và nhận sát thương. Nếu bị ném phải tường, trụ hoặc những công trình ở căn cứ, mục tiêu sẽ nhận rất nhiều sát thương và bị làm choáng.
Cách chơi
Gnar là một Yordle tiền sử, thích hợp nhất với đường trên ở Summoner’s Rift. Là một vị tướng biến hình với những thế mạnh và điểm yếu rõ ràng ở cả dạng Tí Nị và Khổng Lồ, Gnar giao tranh tốt nhất khi có đầy đủ nộ và ở thời điểm cuối trận, hắn hiệu quả nhất với vai trò đỡ đòn hoặc đấu sĩ.
Đường trên
Thanh nộ của Gnar được lấp đầy chậm nhất trong khoảng thời gian đầu trận đấu, do vậy làm chủ dạng Nhỏ của hắn là chìa khóa cho một khởi đầu thành công. Thật may, Gnar Tí Nị có đủ các mẹo để bảo vệ hình dạng mỏng manh của hắn trước những kẻ địch hổ báo. Ném Boomerang gây một lượng sát thương tương đối với kẻ địch đi cùng đường và khả năng làm chậm của nó sẽ giúp Gnar duy trì khoảng cách cũng như tránh bị phản đòn. Một khi đã học, Quá Khích sẽ gia tăng thêm sát thương, giúp Gnar chiếm lợi thế ở đường với các đòn tấn công cùng những cú Ném Boomerang liên tục. Gnar Tí Nị nên để dành Nhún Nhảy cho mục đích thoát thân: Nó là một kĩ năng giúp né giao tranh rất tốt mà Gnar có thể sử dụng lên đối thủ đi cùng đường hoặc tướng đi rừng khi hắn xuất hiện để thoát thân.
Sau đó, chúng ta có Gnar Khổng Lồ. Là một con quái vật tàn ác với khả năng khống chế ấn tượng và dồn sát thương bất ngờ, Gnar Khổng Lồ mang đến một lối chơi hoàn toàn khác để hoàn thiện những điểm mạnh và điểm yếu vốn có của vị tướng này. Hắn trở thành một cỗ máy chiến đấu: chậm, chắc và bền bỉ. Mặc dù có khả năng dồn sát thương cực kì Khổng Lồ khiếp, Gnar Khổng Lồ lại không có những kĩ năng giúp hắn bám theo đối phương.
Trong khi Gnar Tí Nị đủ tinh quái để xuất hiện ở khắp các góc của trận chiến, Gnar Khổng Lồ lại đạt hiệu quả nhất khi lao vào trung tâm của cuộc đấu. Sau khi sử dụng Nghiền Nát thẳng vào tướng đi cùng đường, một cú Ném Đá và Đập Phá nhanh chóng sẽ khiến đối phương phải ở vào trạng thái phòng thủ cao nhất có thể. Tuy vậy, Gnar Khổng Lồ cũng có những nhược điểm đáng cân nhắc, đặc biệt là khi bị săn đuổi. Gnar Khổng Lồ không có những kĩ năng thoát thân hiệu quả và phải dựa vào lượng máu cùng các chỉ số chống chịu để có thể sống sót khi lết về đến trụ của mình. Mọi thứ sẽ thay đổi rõ rệt một khi Gnar đạt cấp độ 6 và học GNAR. Dù đã có đủ nhiều sát thương, tác dụng của kĩ năng này cũng đủ mạnh để cứu mạng Gnar – và kết thúc đối phương – đặc biệt là khi chúng đứng gần những bức tường.
Dụ đối phương đến gần các bụi cỏ bằng Gnar Tí Nị, sau đó biến hình và sử dụng GNAR để hất chúng vào tường, làm choáng chúng trong khi bạn tiếp tục tung ra những kĩ năng còn lại. Nếu kẻ địch của bạn đủ tự tin và băng trụ, hãy sử dụng kĩ năng này để làm choáng chúng cạnh trụ của bạn. Khi muốn thoát thân khỏi các cuộc tấn công này, chỉ cần ném chúng ra xa và bạn sẽ có thời gian cần thiết để rút lui.
Giao tranh
Gnar có ba giai đoạn khác nhau trong các cuộc giao tranh, mỗi giai đoạn đều phụ thuộc vào việc tính toán thời gian của các dạng. Đầu tiên, hắn cần né các lần chủ động mở giao tranh khi đang tích điểm nộ với Gnar Tí Nị. Thả diều với Ném Boomerang và nội tại của Quá Khích để làm tiêu hao sinh lực tiền tuyến của đối phương. Một khi Gnar chuẩn bị biến hình, hắn nên nhảy thẳng vào đội hình đối phương. Mỗi khi Gnar Tí Nị kích hoạt một kĩ năng với thanh nộ đã đầy, hắn sẽ biến hình thành Gnar Khổng Lồ, tức là mặc dù kẻ địch sẽ chỉ thấy một cục bông nhỏ nhảy đến phía mình, nó sẽ trở thành một thứ gì đó rất khác khi chạm đất.
Một khi Gnar Khổng Lồ hạ cánh, vai trò của hắn là phá rối càng nhiều càng tốt, sử dụng Ném Đá và Phá Phách để gây sát thương cũng như khống chế những kẻ địch xung quanh. Gnar sẽ phát huy hiệu quả tối đa của một tướng đỡ đòn ở đây, chặn những kĩ năng định hướng bằng thân hình đồ sộ và ép những tướng gây sát thương của đối phương phải tấn công mình. Nắm bắt được thời điểm sử dụng GNAR là tối quan trọng: việc tính thời gian chuẩn xác có thể cùng lúc ngắt quãng nhiều kĩ năng của đối phương còn chọn vị trí chuẩn xác có thể hất cả đội địch về phía một công trình, làm choáng toàn bộ và cho đồng đội cơ hội ăn mạng.
Khi thanh nộ của Gnar Khổng Lồ bắt đầu tụt, sức mạnh của Gnar Tí Nị sẽ trở thành vũ khí tuyệt vời để dọn dẹp. Hắn nhanh nhẹn, có thể rút ngắn khoảng cách với Nhún Nhảy và những đòn tấn công thường, khi đủ nhiều, sẽ kích hoạt Quá Khích và cho Gnar Tí Nị một lượng tốc độ di chuyển lớn. Thêm vào cả Ném Boomerang nữa, Gnar có tất cả những công cụ cần thiết để đuổi theo và kết liễu những mục tiêu của mình.
Phối hợp
Vị tướng này có thể kết hợp tốt với bộ kĩ năng của Lulu, Amumu và Orianna. Teemo, Irelia và Fizz là những vị tướng có thể khắc chế Gnar.
Lulu: Bộ kĩ năng của Lulu có thể khắc phục những điểm yếu của Gnar và bổ sung thế mạnh của hắn ở cả hai dạng. Lulu có thể tạo lá chắn cho Gnar Tí Nị với Giúp Nào Pix khi hắn bị tấn công đồng thời Biến Hóa cho Gnar Khổng Lồ để tăng tốc độ di chuyển cần thiết, giúp bám sát đối phương và gây lượng sát thương diện rộng.
Amumu: Ở cuối trận, Gnar sẽ tỏa sáng khi hắn có một tướng đỡ đòn, mở giao tranh để kết hợp tất công. Amumu là một sự lựa chọn hoàn hảo: combo Quăng Dải Băng + Lời Nguyền Của Xác Ướp U Sầu sẽ khóa chặt đội hình đối phương, cho phép Gnar Khổng Lồ sử dụng Nghiền Nhát, gia tăng thêm lượng sát thương diện rộng của Amumu.
Orianna: Bóng của Orianna có thể phối hợp rất tốt khi Gnar Khổng Lồ nhảy thẳng vào đội hình địch! Kết hợp Nghiền Nát với Lệnh Sóng Âm sẽ gây ra lượng sát thương khổng khiếp. Ngoài ra, Orianna còn có thể tiếp tục bồi thêm một Lệnh Phát Sóng, vừa giúp làm chậm những kẻ địch, vừa giúp gia tăng tốc độ cho Gnar Khổng Lồ.
Teemo: Teemo vượt trội hơn Gnar và gây đủ nhiều sát thương theo thời gian với Bắn Độc để có thể chiến thắng Gnar trong một trận chiến dai dẳng. Trinh Sát Nhanh Nhẹn còn có thể làm mù Gnar trong những cuộc chiến tay không hoặc sử dụng Chạy Lẹ để né tránh tất cả mọi thứ từ boomerang hay gạch đá từ Gnar Khổng Lồ.
Irelia: Mặc dù có thể trao đổi chiêu thức hiệu quả với Irelia ở những cấp độ đầu, khi đạt cấp độ 5, Irelia sẽ có sát thương chuẩn, khả năng phục hồi, tốc độ và sự linh hoạt cần thiết để đánh bại Gnar trong một cuộc đấu, tức là Mắt Xích Thượng Cổ không có lựa chọn nào ngoài việc ăn lính ở dưới trụ và phụ thuộc vào tướng đi rừng.
Fizz: Fizz là một rắc rối với cả hai dạng của Gnar. Hắn đủ tinh quái và đủ mạnh để có thể dồn sát thương hạ gục Gnar Tí Nị trước khi Gnar có cơ hội biến thân, đồng thời Nhảy Múa/Tung Tăng có thể né tránh sức mạnh và khả năng khống chế của Gnar Khổng Lồ, bao gồm cả GNAR.
Phân tích tướng
Hãy nói về biến hình!
Trong lịch sử, những vị tướng biến hình đã là những vị tướng rất khó để cân bằng trong Liên Minh Huyền Thoại. Lí do là bởi họ thường được ưu ái với một dạng có sức mạnh vượt trội hơn: Nidalee trước phiên bản 4.10 thi đấu hiệu quả nhất trong dạng người, trừ khi cô ta cần khả năng kết liễu hoặc rút lui; Jayce thì thường được dùng ở dạng pháo trong phần lớn thời gian của cả trận. Mang đến những điểm mạnh và điểm yếu cho cả hai dạng sẽ là vô nghĩa nếu họ chỉ cần chuyển dạng để có thể hạn chế những điểm yếu của mình. Hãy nhìn lại Jayce một lần nữa nhé: một tướng cận chiến sẽ chiến đấu 1 đấu 1 với Jayce thế nào nếu hắn ta cũng có khả năng giao chiến ở tầm gần tốt tương đương và còn có thể biến hình thành một tướng đánh xa hiệu quả nữa?
Đây là câu hỏi chủ chốt mà chúng tôi đã tự hỏi: làm thế nào để chúng tôi có thể tạo ra một vị tướng với khả năng biến hình mà tạo ra cảm giác về cơ bản là phải tốt khi sử dụng cũng như khi đối đầu với hắn? Câu trả lời là tạo ra một vị tướng với những điểm mạnh, điểm yếu rõ rệt ở cả hai dạng, sau đó giới hạn khả năng lựa chọn dạng nào có thể chơi. Sau nhiều tháng thử nghiệ, chúng tôi đã có quả bóng bông (đôi khi) đáng yêu với cái tên là Gnar.
Vậy Gnar khác thế nào? Gnar Tí Nị sẽ là một trong những vị tướng linh hoạt nhất trong trò chơi. Hắn có lượng sát thương theo thời gian và khả năng thả diều cực kì tốt, tuy nhiên một khi đã bị bắt dính, Gnar sẽ nằm xuống rất nhanh. Mặt khác, Gnar Khổng Lồ thực sự là người khổng lồ. Hắn cứng cáp và nhiều sát thương một cách đáng ngạc nhiên với những kĩ năng diện rộng cùng khả năng khống chế. Tuy nhiên, hắn chậm chạp, tức là đối phương có thể đơn giản rút lui bằng cách di chuyển về hướng ngược lại. Bỏ đi khả năng điều khiển sự biến hình của Gnar nghĩa là hắn phải tham gia giao tranh khi muốn biến hình, đồng thời lựa chọn vị trí và chuẩn bị chiến một cách hoàn toàn khác. Ngoài ra, việc này còn giúp lối chơi của Gnar có thêm chiều sâu và cả sự phức tạp nữa; nó cũng có nghĩa là – trong lần đầu tiên – học cách chơi Gnar trong thời gian chuẩn bị biến hình cũng quan trọng như là làm chủ lối chơi của cả hai dạng của hắn vậy.
Tổng hợp từ lienminh.garena.vn