Theo báo cáo của của ngân hàng đầu tư Digi-Captial hôm Chủ nhật vừa rồi, việc mua lại và sáp nhập các công ty game đã đạt kỉ lục mới trong ba quý đầu năm nay và phá vỡ kỉ lục của năm 2011.
Tốc độ mua lại và sáp nhập trong ngành game năm 2012 đã đạt tới 105% tổng giá trị chuyển nhượng của năm 2011 và đạt tỉ lệ tăng trưởng cao hơn 40% mỗi năm, giám đốc quản lí của Digi-Capital nhận xét trong bản báo cáo.
Một phần lớn các hoạt động mua lại và sáp nhập đến từ châu Á, với 6 trên 10 thương vụ chuyển nhượng lớn nhất là của các công ty Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Năm 2011 đã từng là thời điểm kỉ lục với 113 cuộc chuyển nhượng trị giá đến 3.4 tỷ đô, tức là trung bình mỗi vụ chuyển nhượng có giá 30 triệu đô. Nhưng hiện tại, tính riêng trong năm nay đã có 71 cuộc chuyển nhượng với tổng giá trị lên đến 3.6 tỷ đô. Như vậy trung bình một cuộc chuyển nhượng đã tăng lên 51 triệu đô tính tới thời điểm hiện tại, và vẫn còn ba tháng nữa cho tới khi kết thúc năm nay.
Mặc dù giá trị các thương vụ tăng lên 40%, tính về số lượng thì có sự sụt giảm 16% do các thương vụ chuyển nhượng lớn hơn nhưng cũng ít hơn so với năm 2011.
Chủ yếu các thương vụ chuyển nhượng thuộc về mảng game MMO, game trên di động, mạng xã hội và phần mềm trung chuyển. Digi-Capital kì vọng là xu hướng này sẽ tiếp tục tiếp diễn cho đến cuối năm.
Merel chia sẻ: “Các khách hàng lớn nhất từ Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc thường tập trung vào các vụ chuyển nhượng và đầu tư vào thị trường game MMO miễn phí trên di động hay mạng xã hội và phần mềm trung chuyển, để tận dụng lợi thế của mình, cả trong nước và quốc tế.
Các khách hàng lớn của chúng tôi tại Mỹ và châu Âu cũng cùng quan tâm đến thị trường tương tự, nhưng lại thể hiện những thế mạnh khác trong cùng một vấn đề. Đối với những cá nhân độc lập cứng cỏi nhất mà chúng tôi từng làm việc cùng, thị trường chuyển nhượng và sáp nhập biến động nhanh, khiến một số người phải xem xét lại các lựa chọn chiến lược của họ”.
Đầu tư vào thị trường game
Trong khi thị trường chuyển nhượng đang phát triển thì thị trường đầu tư lại có dấu hiệu tụt dốc. Năm 2011 cũng đánh dấu một năm kỉ lục trong khoản đầu tư vào game, với 152 giao dịch, tạo trị giá khoảng 2 tỉ đô, tức là trung bình 13 triệu một thương vụ. Tuy nhiên trong năm 2012, mới chỉ có 130 giao dịch với giá trị 591 triệu đô,tức là trung bình 4.5 triệu đô một giao dịch.
Số lượng giao dịch tăng khoảng 14% tính đến thời điểm quý 3 năm nay, tuy nhiên giá trị của các giao dịch thì giảm đến 60%. “Nếu xu hướng này còn tiếp tục, lượng đầu tư vào game trong năm 2012 sẽ tăng trở lại mức đáng ngưỡng mộ như năm 2010 (năm với tỉ lệ đầu tư cao thứ nhì)” – Merel chia sẻ.
Các phần mềm trung chuyển, di động và MMO chiếm gần hết các giao dịch mua bán, vậy giá trị giao dịch sụt giảm có lẽ hoàn toàn là do các trò chơi thông thường hay trò chơi tương tác mạng xã hội – mảng thị phần này vào năm 2011 đã chiếm đến 57% tổng giá trị giao dịch, và 32% lượng giao dịch, nhưng trong quý 3 năm 2012 chỉ chiếm có 8% giá trị giao dịch và 11% lượng giao dịch.
Đỉnh điểm của việc đầu tư vào trò chơi mạng xã hội là vụ lên sàn lần đầu của Zynga, Merel nhận định. Và giờ đây các nhà đầu tư mạo hiểm đã dần chuyển hướng từ thị trường này sang thị trường đầu tư vào trò chơi điện thoại di động.
“Rất thú vị, hãy chờ xem xu hướng sáp nhập và đầu tư game liệu có còn tiếp diễn trong quý 4 năm 2012, cũng như việc họ sẽ xử trí thế nào cho một năm 2013 có lẽ sẽ rất hấp dẫn”. Merel chia sẻ.
Một vài thương vụ sáp nhập của ngành game trong năm 2012
Tuần vừa rồi, công ty Nexon – công ty đã sáng tạo game Maple Story – đã mua lại công ty phát triển trò chơi Gloops của Nhật Bản.
Vào tháng 9, Scopely, một nhà xuất bản trò chơi trên di động và mạng xã hội đã công bố rằng họ đã huy động thêm 8.5 triệu USD từ một nhóm các nhà đầu tư cá nhân và các nguồn đầu tư mạo hiểm, còn Zynga thì đã mua lại hãng phát triển game tầm trung là A Bit Lucky với mức giá không được công khai. Đây là vụ mua lại thứ hai của Zynga trong năm nay sau khi đã mua OMGPOP và game rất phổ biến trên mạng xã hội của hãng này là Draw Something với giá 200 triệu USD vào tháng Ba.
Tháng 5 vừa rồi, Gree đã mua Funzio, một công ty sản xuất trò chơi trên máy di động với giá 210 triệu USD và sau đó công bố họ đã mua lại hãng sản xuất trò chơi trên di động App Ant Studios – hãng đã tạo ra trò chơi Dino Life cho hệ điều hành Android vào tháng Chín.
IGT mua Double Down với mức giá 500 triệu USD trong tháng Giêng. Double Down được ước tính có doanh thu 50 triệu USD mỗi năm. Trong tháng Ba, Big Fish Games mua lại hãng Self Aware Games với một mức giá không được tiết lộ.
Theo: GIK