“Lịch sử về các tin đồn” tiếp tục quay trở lại với những cái tên quen thuộc như VLTK3, Dragon Ball Online. Một số tin đồn về việc FPT Online mua DBO (Dragon Ball Online) hay VNG đã sẵn sàng để phát hành VLTK3 (Võ Lâm Truyền Kỳ 3) vào đầu năm 2011 đều không có cơ sở.
Trong thời gian vừa qua, làng game Việt đã có những thay đổi to lớn khi các cơ quan quản lý đang thử nghiệm nhiều phương án khác nhau trong vấn đề quản lý. Từ nay cho đến hết năm 2010 và thậm chí là nửa đầu 2011, thị trường sẽ rất đìu hiu khi chỉ có sự góp mặt của một số tên tuổi “tầm tầm” như Thiên Tử, Thời Đại Văn Minh và MIU. Trong khi đó, “người khổng lồ” Thần Long Huyết Kiếm được đánh giá cao thì lại phải “nằm dài” do chưa được cấp phép.
DBO và VLTK3 về Việt Nam chỉ là tin đồn ?
Viễn cảnh về khả năng phục hồi của làng game Việt được dựng lên sau khi có một số thông tin đăng tải trên các diễn đàn game khẳng định FPT Online đã có được hợp đồng đưa Dragon Ball Online về Việt Nam, VNG đã chuẩn bị đầy đủ cho VLTK3 ra mắt vào đầu năm 2011 hay Asiasoft sẽ phát hành Huyền Vũ Hào Hiệp Truyện, … Tuy nhiên, nếu để ý kỹ chúng ta có thể thấy rằng các tin đồn này đều rất mơ hồ và không có độ tin cậy cao.
Câu chuyện về “Songoku” tiềm kiếm ngọc rồng tại Việt Nam có thể là sự thật nhưng nó không thể xảy ra vào năm 2011 và nó cũng không nằm trong danh sách các game online của FPT Online phát hành trong những năm tới.
Câu hỏi đầu tiên là tiền đâu?
Rào cản đầu tiên trong hành trình tìm kiếm ngọc rồng tại Việt Nam là giá trị của DBO quá cao so với khung doanh thu hiện nay của các nhà phát hành trong nước. Vào khoảng quý 1 năm nay, đại diện nhà sản xuất DBO từng chủ động tìm đến FPT Online và đưa ra mức giá 10 triệu USD. Và tất nhiên, bản hợp đồng trên vẫn chưa được ký kết khi cả hai bên đều không đạt được những thỏa thuận thống nhất.
Thông tin về việc FPT Online hoàn thành hợp đồng phát hành Dragon Ball Online vào tháng 9 vừa qua cũng giống như chuyện người bắn cung nhưng lắp ngược mũi tên vậy. Là một trong “tứ đại gia” của làng game Việt, chắc chắn FPT Online có đủ tỉnh táo để nhìn nhận về tình hình thị trường hiện nay cũng như khả năng thành công của DBO tại Việt Nam. Trong khi game online vẫn là tiêu điểm của dư luận và nhà nước chưa có một chế tài quản lý thống nhất thì chắc không ai dại gì “liều mạng” lao mình vào lửa để ôm quả bom triệu đô về nhà.
DBO không được “xếp lịch” để tới Việt Nam.
Thêm nữa, theo các thông tin được nhà sản xuất NTL (Nhật Bản) tiết lộ thì danh sách các thị trường phát hành DBO trong thời gian tới không có tên Việt Nam cũng như bất kỳ một quốc gia nào trong khu vực Đông Nam Á cả. Ngoài Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông và Ma Cao thì DBO mới chỉ được lên lịch tới Bắc Mỹ, châu Âu và Australia mà thôi. Chính vì thế, các game thủ Việt Nam cũng không nên quá mơ mộng vào DBO quá làm gì để rồi lại vỡ mộng.
Quay trở lại với Võ Lâm Truyền Kỳ 3. Với một bối cảnh đậm chất kiếm hiệp của series game Kiếm Hiệp Tình Duyên thì chắc chắn là trò chơi này rất “hợp gu” với các game thủ Việt Nam. Tuy nhiên, cấu hình yêu cầu của VLTK3 cũng không phải là loại “tầm thường” mà các quán Net có thể chạy được. Đồng thời, xu hướng chủ đạo của các game thủ Việt Nam trong thời gian này vẫn là 2D, nhẹ, treo được nhiều acc. Số lượng các game MMO 3D tại Việt Nam cũng có nhưng không có tựa game nào thực sự đạt được thành công vang dội cả.
Game thủ Việt không khoái với thể loại P2P.
Ở một góc độ khác, lợi nhuận cũng là một vấn đề đè nặng lên vai VNG khi phát hành VLTK3 tại Việt Nam. Và trong câu chuyện này, cái khó là làm sao để đảm bảo được doanh thu mà vẫn thu hút được game thủ và không ảnh hưởng đến lợi ích của Kingsoft.
Không cần phải nói nhiều thì mọi người cũng đều biết rằng VLTK3 được phát hành tại Trung Quốc dưới hình thức thu phí giờ chơi (P2P – Pay to Play). Nếu như VLTK3 phát hành tại Việt Nam dưới hình thức P2P thì chỉ có một số ít người chơi có khả năng gắn bó với game và đây cũng là một con đường cụt.
VLTK3 và game thủ Việt chỉ có “tình” chứ không có “duyên”.
Vậy thì miễn phí giờ chơi đi? Điều này cũng không đơn giản bởi như đã nói ở trên, Kingsoft vẫn đang phát hành VLTK3 dưới hình thức thu phí tại Trung Quốc. Nếu đột nhiên xuất hiện thị trường mới với hình thức miễn phí thì chắc chắn sẽ kéo theo một lượng người chơi thì các máy chủ Trung Quốc đổ về Việt Nam. Kingsoft chắc cũng chẳng vui mừng gì khi thấy doanh thu bị tụt giảm và biện pháp thu phí giờ chơi của VLTK3 cũng là một hình thức “giảm nghiện game”.
Còn về “mối tình” của Asiasoft và Huyền Vũ Hào Hiệp Truyện thì có đôi phần khác hơn so với hai tựa game phía trên. Hiện tại, Asiasoft vẫn đang tập trung hết mình cho Thiên Tử và “cục cưng” Đất Việt Truyền Kỳ vào năm 2011 vì thế khả năng Huyền Vũ Hào Hiệp Truyện có mặt trong nhà Asiasoft là không có cơ sở. Việc này có khi cũng chỉ là một “truyền thống” tạo tin đồn quen thuộc như NPH này đã từng làm trước đây mà thôi.
Ảnh: Kingsoft, CJ Internet
MJ (Tổng hợp)
bài viết hay quá hà
So vs DBO thì VLTK3 có fần “nhỉnh” về khả năg có thể kập pến vn. Govn là thị trườg đầy biến độg và thú zị, nhất là trog khoảg tgian này k ai có thể nói trc đc zy` trên mãnh đất đầy ” ngọa hổ tàng long” này 🙂