Tiếp nối loạt bài viết giới thiệu về các NPC trong Võ Lâm Truyền Kỳ phiên bản 3D, GameLandVN sẽ giới thiệu đến các bạn một đoạn cố sự quanh Kiến Ninh Vương Lý Đàm. Lý Đàm sẽ xuất hiện trong phó bản Hoàng Cung Nam Chiếu từ ngày 28/10/2013 tới đây. Hi vọng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về thân thế của Lý Đàm cũng như các thông tin liên quan đến Đồ Long Đại Hội mà hắn tổ chức.
Lý Đàm là con thứ ba của Lý Hanh, Lý Đàm tuổi trẻ thoạt nhìn anh dũng tài giỏi, phi thường tài hoa. Hắn cương trực công chính, có gan nói thẳng, tối không xem trọng quyền lực. Các thần tử rất mong muốn được thân cận hắn, mà thành viên hoàng thất cũng rất muốn thu nhận hắn, bởi vì hắn không có dã tâm.
Thế nhưng ẩn tàng trong lòng Lý Đàm, lại chôn sâu một chấp niệm làm thay đổi cả Đại Đường.
Khai Nguyên năm thứ mười bốn, Lý Đàm sinh ra trong vương phủ, sinh ra đã là con trai vương hầu, có thể nói phú quý cực kì. Nhưng Lý Đàm tuổi nhỏ lại không được người trong gia đình quan tâm đến, nhìn vào xuất thân, Lý Đàm là do một thị nữ họ Trương trong vương phủ sinh ra, mà trong khi hắn còn đang phải quấn tã, mẫu thân đã sớm chết bệnh. Phụ thân Lý Hanh đối với Lý Đàm cùng chị ruột là Lý Tần không có biểu hiện gì gọi là đặc biệt yêu thích. Sống trong vương phủ, mất đi mẫu thân, chị em Lý Tần và Lý Đàm không ai chống lưng, tình hình còn thê lương hơn những huynh đệ khác rất nhiều.
Lý Tần tâm trí sớm thông tuệ, sau khi mẫu thân qua đời, Lý Tần vì muốn để đệ đệ Lý Đàm được tốt đẹp trưởng thành, tiêu phí rất nhiều tâm lực, trong lòng Lý Đàm, tỷ tỷ Lý Tần là người thân cận với hắn nhất trên đời này.
Bên trong vương phủ, Lý Đàm trước mặt người khác vẫn tuân theo quy củ, không dám quá phận, chỉ khi ở bên cạnh tỷ tỷ, hắn mới có thể có được một lúc an nhàn trở về làm một đứa trẻ thiện lương, hai người cứ sống yên ổn trong thâm trạch như thế độ vài năm.
Đại Đường năm đầu tiên, nhà Đường cùng Thổ Phiền thường có tranh chấp biên cương với nhau. Khai Nguyên năm thứ mười tám, Thổ Phiền cùng nhà Đường mấy năm liên tục chiến đấu, Thổ Phiền xin hòa, vì thế Huyền Tông cho Hoàng Phủ Duy Minh đi trước đến Thổ Phiên giảng hòa.
Lần nghị hòa này, Thổ Phiền lấy được Tiểu Bột Luật, chiếm được con đường giao thông quan trọng trấn giữ phía tây cao nguyên Tây Tạng và vùng lãnh thổ phía Tây Bắc.
Tây Vực nguyên bản có nhiều thuộc địa của nhà Đường nằm trên con đường triều cống bị chặn, ngược lại hướng về phía Thổ Phiền tiến cống. Hơn hai mươi quốc gia phía Tây Bắc triều Đường đều lâm vào tình trạng bị Thổ Phiền hạn chế, hiến cống không thông. Tình cảnh này khiến quyền uy của vương triều nhà Đường tại khu vực này bị hao tổn lớn.
Từ đó đến mấy năm về sau, Huyền Tông đã vài lần đem quân chinh phạt, cùng Thổ Phiền đánh vài trận.
Khai Nguyên năm thứ hai mươi mốtnăm đó nhờ xúc tiến hôn lễ hòa thân cho Kim Thành công chúa với Thổ Phiền Tán Phổ (cách gọi vua của người Thổ Phiền), quan hệ của Đường và Thổ Phiền mới hòa hoãn, biến đổi xa tận chân trời này, buộc Lý Đàm phải đi trên một con đường hoàn toàn khác biệt với ban đầu.
Khai Nguyên năm thứ hai mươi ba, vì để tiến thêm một bước thúc đẩy quan hệ Đường Phiền, Đại Đường quyết định tái sử dụng sách lược hòa thân, cùng hòa thân với Đại Đường lúc này chính là Thổ Phiền trọng thần Đạt Trát Lộ Cung, mà lần này, Lý Tần mười lăm tuổi tri thức đạt lí, dịu dàng thông tuệ đã được chọn làm hòa thân quận chúa.
Tháng 3 năm 735, Lý Tần thụ mệnh Huyền Tông, mang danh hiệu quận chúa hoa mĩ, hòa thân cùng Thổ Phiền.
Lý Đàm tuổi còn nhỏ vì không muốn chia lìa cùng tỷ tỷ, vài lần mượn cơ hội bái cầu phụ thân Lý Hanh và thánh thượng, cầu xin để tỷ tỷ ở lại Trung Nguyên, đừng đưa đến Thổ Phiền xa xôi, nhưng luôn bị từ chối, Lý Đàm tuổi tuy nhỏ, nhưng thâm tâm đã tự có chủ ý của riêng mình, quyết ý theo tỷ tỷ đi đến nơi đất khách.
Mà Lý Hanh cũng không coi trọng tỷ đệ Lý Tần, hơn nữa đã có được lời thỉnh cầu của hòa thân quận chúa Lý Tần, thế nên dễ dàng đáp ứng.
Lý Đàm đối với phụ thân và hoàng đế Lý Long Cơ là cực kỳ tức giận. Trong việc này, hắn tỏ ra rất kiên định chấp nhất, mà tất cả việc này đều được một người thu vào trong mắt, người đó chính là Cửu Thiên Quân Thiên Quân Mân Vương Lý Thủ Lễ.
Trung ương viết Quân Thiên, lôi đình uy, đế vương khí, Cửu Châu to lớn, hoàng gia nhất tộc, là trung tâm tận cùng thiên hạ, khắp thiên hạ, có thể là vương thổ, từ đất đến bờ biển, có thể là vương thần. Quân Thiên Quân nhiều thế hệ đều là người trong hoàng tộc.
Chiếu theo quy củ của Cửu Thiên, mỗi một chức vụ trong Cửu Thiên nhất định phải có hoàng tộc, lấy tư cách người dự bị giám thị hoàng đế, một khi hoàng uy mất đi, hoàng đế sa đọa, vẫn sẽ có người dự bị trên đỉnh, có tác dụng ổn định lòng người. Thế nhưng bọn họ lại sợ phải dẫm vào vết xe đổ của Dương Kiên, vì thế quyết định phàm là trở thành hoàng thất Cửu Thiên, thì không có khả năng trở thành hoàng đế.
Quân Thiên Quân Lý Thủ Lễ, sinh trưởng trong thời kỳ Lý Đường hỗn loạn, Võ Chu chiến tranh.
Cha của Lý Thủ Lễ là con thứ sáu của Đường Cao Tông, con thứ của Võ Tắc Thiên, Lý Hiền.
Lý Hiền thời còn trẻ có khả năng đọc sách chỉ cần nhìn qua là không quên, trí tuệ phi thường, dung mạo cử chỉ đoan trang tao nhã, được Cao Tông rất mực yêu thích. Thượng Nguyên năm thứ hai, sau khi hoàng thái tử Lý Hoằng bất ngờ chết, Lý Hiền kế lập thái tử.
Lý Hiền trình độ văn sử thâm hậu, không lâu sau khi trở thành thái tử liền triệu tập đông đảo những học giả như Trương Đại An đến làm cuốn chú giải Hậu Hán Thư, sử gọi là Chương Hoài Chú, có giá trị lịch sử văn hiến rất cao.
Nhưng đến năm 680, sủng thần của Võ Hậu Minh Sùng Nghiễm bị bọn cướp giết chết, hoài nghi là do thái tử Lý Hiền gây nên, sau đó cho người điều tra phủ đệ thái tử, thái tử vì thế lấy tội danh mưu nghịch mà bị hạ ngục.
Cao Tông hạ lệnh ba ti hội thẩm án thái tử mưu nghịch, thái tử cuối cùng không thể tẩy sạch tội danh, bị phế thành dân thường, lưu đày Ba Châu (hiện nay là thành phố Ba Trung của tỉnh Tứ Xuyên).
Văn Minh năm đầu tiên (năm 684), Cao Tông băng hà, Trung Tông kế vị không lâu đã bị Võ Hậu phế truất để lập ấu tử Duệ Tông, Duệ Tông nhu nhược giống như một con rối, Võ Hậu từ đó hoàn toàn thao túng hoàng chính Đường triều.
Duệ Tông lúc mới lên ngôi, Võ Hậu phái người đến điều tra dinh thự của phế thái tử Lý Hiền, sau 2 tháng 27 ngày lưu đày Lý Hiền bị Võ Hậu ra lệnh cưỡng chế tự sát.
Sau khi Lý Hiền chết, Võ Hậu hạ chỉ khôi phục tước vị Ung Vương, cũng dùng thân vương lễ ở nơi lưu đày ngầm chôn cất.
Thần Long năm đầu tiên, Võ Hậu băng hà, Trung Tông kế vị, Đường Trung Tông niệm tình huynh đệ, đem di thể của Lý Hiền quay về Trường An, dùng thân vương lễ chôn trong Kiền Lăng (nơi chôn cất vua chúa nhà Đường).
Tiên Thiên năm đầu tiên, quả phụ Phòng thị của Lý Hiền bệnh chết, Đường Duệ Tông hạ chỉ truy tặng Lý Hiền làm Chương Hoài Thái Tử, Phòng thị làm Chương Hoài Thái Tử Phi và chôn cùng một mộ.
Nhà Đường trước nay, xưa có biến Huyền Vũ Môn, sau có Võ Hậu tranh vị , phân tranh không ngừng, Cửu Thiên Quân Thiên Quân quân vị cũng rung chuyển không thôi.
Bởi vì tranh đoạt đế vị, cha mẹ Lý Thủ Lễ chết sớm, phụ thân là Chương Hoài Thái Tử Lý Hiền vốn nhiều tài hoa, lại bị Võ Tắc Thiên hãm hại đoạt đi thái tử vị, Lý Thủ Lễ sau khi được chọn làm Quân Thiên Quân, mặc dù thực hiện đúng trách nhiệm của một Cửu Thiên, kì thật đối với việc vì tranh đoạt ngai vàng mà tàn sát lẫn nhau trong hoàng thất nhà Đường lại sớm có bất mãn, nhưng bản thân hắn bởi vì sự tồn tại của những Cửu Thiên khác, một thân bản lĩnh lại thành vô ích, không thể làm được điều gì lớn lao, ngay cả con gái là Kim Thành công chúa khi bị đưa đến Thổ Phiền hòa thân, bản thân cũng chẳng thể ngăn cản.
Cũng bởi vì chuyện này, ý tưởng mà Lý Thủ Lễ đã dụng tâm giấu diếm nhiều năm, toàn bộ đều chuyển sang cho người vì tỷ tỷ bị gả đến Thổ Phiền mà lòng mang bất mãn đối với hoàng gia, Lý Đàm.
Khai Nguyên năm thứ hai mươi ba, Lý Thủ Lễ âm thầm theo tỷ đệ Lý Đàm đi đến Tây Vực, nhận Lý Đàm tuổi nhỏ làm đệ tử thân truyền, truyền thụ cho Lý Đàm võ học cùng học thuyết kinh quốc, quân trận.
Mà Lý Tần cho rằng bản thân hòa thân đối với hòa bình lúc này của nhà Đường và Thổ Phiền là một cống hiến, có khả năng sẽ ảnh hưởng đến vận mệnh của đệ đệ Lý Đàm sau này về nước, cho nên dùng hết khả năng có thể cùng quan viên và dân chúng Thổ Phiền chung sống hòa thuận.
Lý Đàm theo sư phụ tu tập tinh hoa chính nghĩa bên trong hai cuốn Cửu Thiên binh gián Vương Chi Quyển và Phạt Chi Quyển. Sự thông minh và tính kiên nhẫn của hắn chiếm được lòng yêu mến to lớn từ Lý Thủ Lễ. Lý Đàm thường đem những gì học được cùng tình huống thực tế mà tỷ tỷ Lý Tần nhìn thấy trong vương triều Thổ Phiền kiểm chứng lại, Lý Tần thu thập cũng được không ít.
Năm 738, Cửu Thiên công chính Huyền Thiên Quân La Vũ đang chu du thiên hạ nhận được lời mời của Lý Thủ Lễ, mang ấu đồ Lý Phục đến Thổ Phiền gặp gỡ Lý Thủ Lễ, cũng quyết định cư ngụ ở nơi này vài năm, để cho hai người thừa kế Cửu Thiên có nhiều cơ hội luận bàn học thuật về binh pháp chiến trận, tỷ đệ Lý Tần và Lý Đàm vì thế mà cùng Lý Phục kết làm bạn bè.
Cùng năm đó, tỷ đệ Lý Tần được tin, phụ thân Lý Hanh được lập làm thái tử.
Năm 739, con của Lý Thủ Lễ là Kim Thành công chúa Lý Nô Nô vì u buồn mà chết, Lý Thủ Lễ thương tâm cái chết của nhi nữ, ý thức tỉnh ngộ không muốn ở lâu trong dị quốc, liền khuyên nhủ Lý Đàm tìm cơ hội mang Lý Tần trở về Trung Nguyên.
Thế nhưng Lý Tần cho rằng phụ thân thừa kế Thái tử vị, bản thân nếu không thể khiến hòa thân công đức được viên mãn, chỉ sợ đệ đệ sẽ không bao giờ có ngày được xuất đầu, mặc cho Lý Đàm khuyên bảo nhiều lần, vẫn không đáp ứng.
Sau khi Kim Thành công chúa qua đời, chiến sự của Thổ Phiền và Đường lần thứ hai phát động, năm 741, Thổ Phiền đánh chiếm Thạch Bảo Thành, sau đó Hoàng Phủ Duy Minh xuất thân từ Thiên Sách Phủ đã lĩnh quân tấn công Thạch Bảo Thành.
Năm 743, chiến sự giữa Đường và Thổ Phiền trở nên quyết liệt, Lý Tần mắt thấy người trong Thổ Phiền vì thân nhân nhập ngũ hy sinh mà lên tiếng ai oán khắp nơi, lại càng lưu tâm đến quân sĩ Đại Đường tử thương, quyết định dùng toàn lực ngăn cản chiến tranh giữa hai quân.
Lý Tần mang Lý Đàm đến quân đội của trượng phu là Đạt Trát Lộ Cung, xin hãy cùng tướng quân Đại Đường gặp mặt cầu hòa, nhưng trong lúc đàm phán, lại bị người trong Thần Sách âm thầm kích khởi quân biến, hai quân chém giết hối hả, Lý Tần bị tên lạc đâm trúng cổ, mặc dù được cứu chữa suốt đêm, nhưng cuối cùng vẫn không thể sống được đến bình minh, cứ như vậy mà mất đi.
Lý Tần trước khi chết dặn dò Lý Đàm, muốn hắn phải phát huy những gì học được, phò tá hiền vương Đại Đường, giúp Lý Đường nghênh đón thịnh thế lớn hơn nữa.
Thế nhưng lúc này Thổ Phiền cùng Đại Đường thường có giao chiến, Lý Tần đến tận khi chết vẫn không được Huyền Tông liếc mắt tới, ngay cả thư phúng viếng cũng không được đưa đến đúng lúc.
Lý Đàm đau lòng kết cục thê thảm của tỷ tỷ, trong lòng khó có thể bình tĩnh, hắn đắn đo suy nghĩ mấy tháng, rốt cục quyết định đi theo con đường trái với mong muốn của tỷ tỷ.
Kim Thành công chúa và tỷ tỷ đều là người chịu sách lược hòa thân, cả đời vất vả vì việc nước, không được hưởng cái chết yên lành, mà sau cùng lại chết vì tướng lĩnh Đại Đường tranh lợi không muốn chấm dứt chiến tranh. Lý Đàm đối với sách lược hòa thân thống hận đến khó hiểu, hắn quyết chí lật đổ Lý Đường, hướng về Huyền Tông và toàn bộ sách lược hòa thân của Lý Đường trả thù. Lúc này Cửu Thiên Thần Toán đương thời bị ám hại mà chết, Lý Thủ Lễ vốn sớm đã có tâm tư lật đổ Lý Đường, ý tưởng của Lý Đàm không thể nghi ngờ đã chiếm được sự ủng hộ của Lý Thủ Lễ.
Lúc này Lý Phục đang ở Thổ Phiền, vì thế Lý Đàm xin viện trợ từ vị đại ca mà hắn vẫn luôn bội phục này, cầu Lý Phục ra tay cùng hắn vì tỷ tỷ báo thù. Thế nhưng Lý Phục lại tôn trọng nguyện vọng trước khi chết của Lý Tần hơn, hắn cho rằng Lý Đàm nên nghe theo di ngôn của tỷ tỷ, trở về Đại Đường, phò tá phụ thân, khiến cho Lý Tần dưới cửu tuyền được hả lòng hả dạ.
Lý Đàm không có được sự giúp đỡ của Lý Phục thì rất thất vọng, hắn trong cơn thịnh nộ, sau khi cùng tỷ phu là Đạt Trát Lộ Cung mật nghị mấy ngày sau, liền theo sự phụ Lý Thủ Lễ quay về phía đông, quyết định hai thầy trò sẽ tự thân hoàn thành việc này.
Cùng năm, Lý Thủ Lễ đem chức vị Quân Thiên Quân chính thức truyền cho Lý Đàm, hơn nữa còn đem những liên hệ cùng bí mật tích lũy nhiều năm giao cho Lý Đàm.
Bởi để thay cho Thần Toán không có mặt, Lý Thủ Lễ cùng Lý Đàm sau khi bàn bạc, nhận thấy tổ chức Cửu Thiên cường đại tuy là trở ngại to lớn của bọn họ, nhưng đồng thời cũng là chỗ lợi dụng không thể thiếu.
Bọn họ quyết định liên hợp những người có dã tâm tư dục (ham muốn cá nhân) trong Cửu Thiên, cùng diệt trừ trở ngại lớn nhất, người chấp pháp trong Cửu Thiên là Kiếm Thánh.
Một trong những người hiển nhiên được chọn là thế thân của Hỏa Giáo Trưởng Lão Y Mã Mục Lô Ngạn Hạc, mà người này, cũng là người có tư thù với Kiếm Thánh, thủ lĩnh Ẩn Nguyên Hội.
Mấy người bọn họ bàn bạc hồi lâu, rốt cục quyết định tìm một bước đột phá giữa mục đích Cửu Thiên và tính tình Kiếm Thánh.
Cửu Thiên từ lúc bắt đầu thành lập, mục tiêu cuối cùng của nó chính là xây dựng một thế giới thống nhất tươi đẹp.
Thế giới thống nhất là thế giới lý tưởng tối cao mà nho gia cổ đại truyền lại.
Mục tiêu này được Cửu Thiên nhiều đời bỏ ra rất nhiều tinh lực mà vẫn khó có thể nhanh chóng thực hiện, do đó Cửu Thiên vì muốn đến gần với mục tiêu này, quy định mỗi một truyền nhân phải giữ gìn mục tiêu giai đoạn.
Mục tiêu giai đoạn của Cửu Thiên đó là “cân bằng”.
Sau khi chiến loạn kết thúc được một thời gian dài, Cửu Thiên phát hiện mục tiêu lúc ban đầu của bọn họ: thế giới thống nhất tươi đẹp, vẫn đang cách xa không thể đuổi kịp, bọn họ không thể tìm được phương pháp nhanh chóng đưa thiên hạ trở nên thống nhất…
Cửu Thiên sau khi trải qua một hội nghị dài đằng đẵng và vô số tranh luận, Cửu Thiên cuối cùng quyết định giảng tín tu mục, ngày mà thiên hạ của chung đã đến trước mắt, bọn họ muốn bằng lực lượng đang nắm trong tay, tận lực duy trì cân bằng Trung Thổ, vì Trung Thổ hướng về một thế giới thống nhất mà duy trì tình hình chung trong điều kiện tốt nhất.
Cửu Thiên cho rằng, thế giới loạn lạc lâu dài là trở ngại của thế giới thống nhất, ổn định cán cân hòa bình mới là mục đích phát triển, vì vậy bọn họ âm thầm điều chỉnh các nhân tố phá hoại, vô luận là chính hay tà, hắc hay bạch, ôn dịch tai hoạ, hoặc là thực lực quốc gia quá bành trướng hay héo rút.
Để bảo đảm chính xác quyết sách, bọn họ ước định tổ chức Cửu Thiên hội nghị định kỳ, lấy một quyết định để dẫn dắt thiên hạ đại thế.
Tại đây khi mà vũ khí lạnh đang còn xưng vương, là thời kỳ mà ảnh hưởng của vũ lực cá nhân được tăng cường đến cực đại, hưng vong thiên hạ cùng thiên ti vạn lũ giang hồ đều có liên hệ với nhau, thế lực võ lâm nổi dậy rồi huỷ diệt, cũng trở thành đối tượng mà Cửu Thiên chú ý.
Từ Tùy triều tới nay, phía sau thịnh suy của các đại môn phái, bang phái, giáo phái trong chốn võ lâm, thường xuyên có Cửu Thiên âm thầm xuất lực thúc đẩy.
Thậm chí cả khi Minh Giáo rời khỏi Trung Thổ, đại chiến Phong Hoa Cốc, rồi Hồng Y giáo đến Trung Nguyên truyền giáo, đến sự phát triển của Ác Nhân Cốc, cả thành lập Hạo Khí Minh, phía sau những đại sự bậc này đều mơ hồ thể hiện ý chí của Cửu Thiên, mà hết thảy, đều là vì để duy trì Cửu Thiên lý niệm.
Người trong Cửu Thiên, đều có cá tính rất độc đáo, mà chỗ đặc biệt của Kiếm Thánh, hắn lúc này tu luyện vương đạo chi kiếm là đều có tính toán riêng, chắc chắn sẽ khiến hắn cực kỳ bài xích đề nghị khơi ra tranh chấp giữa dị tộc và Đại Đường.
Ba người Lý Đàm sau khi lên kế hoạch chu toàn, liền bắt đầu triển khai bố trí, bọn họ mất nhiều năm điều động, cuối cùng xây dựng ra Trung Nguyên võ lâm các phái trăm nhà đua tiếng, xu thế cường thịnh vượt xa hẳn đến các nước xung quanh, mà Đại Đường cũng đang dần mở rộng về Nam Chiếu, Thổ Phiền đến tình trạng khó mà áp chế.
Trong mật hội Cửu Thiên, Vô Danh đề nghị, Lý Đàm và Y Mã Mục tán thành, cuối cùng nghị quyết Lý Đàm phụ trách thúc đẩy sự kiện Nam Chiếu phản Đường, làm suy yếu quân lực thế lực võ lâm trung thổ, dùng mâu thuẫn nhất thời, chấm dứt sự yên bình lâu năm của Đại Đường. Nhưng quá trình hội nghị không phải lúc nào cũng gió êm sóng lặng. Bởi vì Nam Chiếu là ngoại tộc, nên vẫn còn có chút nghi ngại về vấn đề cấu kết ngoại tộc, Cửu Thiên ngay tại thời điểm này còn tồn tại một số quan điểm trái chiều.
Ba người Lý Đàm biết rõ tính tình của Kiếm Thánh, loại quyết định dẫn kẻ bên ngoài xâm nhập Trung Thổ này, chắc chắn sẽ kích động Kiếm Thánh phản đối, bọn họ quyết tâm coi đây là mồi câu, dụ ra để giết Kiếm Thánh, cũng nhân cơ hội khống chế vương thất Lý Đường đang suy yếu.
Thế nhưng việc này lại bị Hiệp Khách Đảo Chủ Phương Kiền và Quỷ Mưu Lý Phục nhìn thấu, trước khi Kiếm Thánh bước vào cảnh ngộ nguy hiểm kịp thời đem việc này tiết lộ, khiến cho âm mưu của Lý Đàm, Vô Danh và Y Mã Mục không kịp thành công.
Ba người khi hành sự đều có ý niệm là nhất định đạt thành, kiêu hùng đã ra tay là không thu hồi, lần này hành động đã định trước chính là khởi đầu cho phong vân biến chuyển, đối lập và tách rời với người trong Cửu Thiên bởi vậy mới dần chính thức bị vạch trần, vô số bức màn được giấu giếm dưới bóng đen giang hồ trước kia, những mưu kế mà bọn họ ẩn chứa, vũ lực cùng trí tuệ toàn bộ từng bước đều được đưa ra ánh sáng…
Kiến Ninh vương Lý Đàm, con trai thứ ba của Đường Túc Tông Lý Hanh, một trong Cửu Thiên Quân Thiên Quân.
Lý Đàm tự xưng là Nam Chiếu Kiếm Thần, tuy là con cháu hoàng thất, nhưng lại khắp nơi đối nghịch với vương triều Đại Đường. Vì để phát động Nam Chiếu quốc làm phản, Lý Đàm giả mạo danh nghĩa Kiếm Thánh cùng với Huyết Nhãn Long Vương thiết kế, tổ chức Đồ Long Đại Hội. Lừa võ lâm nhân sĩ đi đến Ba Thục, trên đường đến Đồ Long đại hội, sáu đại chưởng môn bị bắt, Vạn Hoa Cốc Chủ Đông Phương Vũ Hiên được cha là Phương Kiền cứu.
Hạo Thiên Quân Kiếm Thánh được Huyền Thiên Quân Lý Phục nhờ vả, phải bảo vệ Lý Thừa Ân an toàn, Kiếm Thánh cứu Lý Thừa Ân ra, bởi vì Đồ Long Đại Hội, võ lâm nhân sĩ Trung Nguyên đều ở Ba Thục. Tại Ba Thục, Thiên Sách Phủ thành lập một tổ chức, gọi là Hiên Viên Xã. Thủ lĩnh của Hiên Viên Xã chính là người trong lần chiến đấu ở chùa Quang Minh, một thân một mình đại chiến đánh bại Minh Giáo tứ đại Thích Ca Mâu Ni, Thiên Sách đệ nhất cao thủ Dương Trữ!
Nam Chiếu đưa võ lâm Trung Nguyên lừa đến Ba Thục, là bởi vì võ lâm Trung Nguyên quá mức cường đại, trở thành một lực cản lớn cho việc tạo phản, vương bài để Nam Chiếu phản Đường chính là thi nhân (xác chết), dùng thân thể của võ lâm cao thủ để luyện chế thi nhân so với người bình thường thì mạnh hơn rất nhiều, lấy Đồ Long Đại Hội làm mồi nhử, kì thực là để bắt số lượng lớn võ lâm nhân sĩ luyện chế thi nhân, tấn công Đại Đường.
Mục đích thành lập Cửu Thiên ban đầu chính là thành lập một thế giới thống nhất, mà thân là Quân Thiên Quân của Cửu Thiên, lại có thể dùng loại phương pháp táng tận lương tâm như vậy để phát động làm phản, một kẻ ngây thơ khờ dại đã hoàn toàn bị biến chất, uổng cho một Cửu Thiên trung ương.
Nội dung bài viết được tổng hợp từ blog Jeongkimchi của Mộc