Danh hiệu của đệ tử ở Bá Đao sơn trang đều lấy mệnh danh của các thần binh mà các môn chủ nắm trong tay, theo thứ tự là: Kinh Lan, Thôn Ngô, Quy Nhạn, Mệnh Đồ, Tịch Dung, Nguyệt Ngấn và Triều Dung. Mặc dù lúc đó Liễu Tịch đã qua đời, Liễu Phù Vân thì mất tích, Liễu Lộng Ngấn tới Hạo Khí Minh xa xôi, nhưng Bá Đao sơn trang vẫn như cũ tuân theo truyền thống, từ thế hệ huynh muội Liễu Kinh Đào chăm nom sơn trang, cũng đã thay mặt những môn chủ kia mà bồi dưỡng đệ tử.
- Kinh Lan: Môn hạ của đại trang chủ Liễu Kinh Đào, Lan Quyển Kinh Đào.
- Thôn Ngô: Môn hạ của nhị trang chủ Liễu Phù Vân, Lực Thôn Đông Ngô.
- Quy Nhạn: Môn hạ của tam trang chủ Liễu Tĩnh Hải, Nhạn Quy Hà Xử.
- Mệnh Đồ: Môn hạ của tam trang chủ Liễu Tĩnh Hải, Mạc Trắc Mệnh Đồ.
- Tịch Dung: Môn hạ của tam trang chủ Liễu Tĩnh Hải, Du Du Tịch Nhan.
- Nguyệt Ngấn: Môn hạ của Liễu Lộng Ngấn, Sương Nguyệt Thu Ngân.
- Triều Dung: Môn hạ của Liễu Tịch, Triêu Phát Hoa Dung.
Kinh Lan: Môn hạ của đại trang chủ Liễu Kinh Đào, Lan Quyển Kinh Đào.
Đại trang chủ Liễu Kinh Đào, thiếu niên lão thành, làm việc trầm ổn, tính lĩnh ngộ đối với đao pháp gia truyền cũng là hết sức xuất chúng, trước năm 15 tuổi một mực là người mà phụ thân cùng gia tộc kì vọng. Vậy mà khi nhị đệ xuất hiện lại cơ hồ cướp đi tất cả chú ý của mọi người, ngay cả phụ thân cũng đem bảo đao Thôn Ngô truyền cho nhị đệ.
Bất quá Liễu Tịch chết đi đem đến một loạt biến cố khiến tất cả mọi người không thể chuẩn bị, tất cả lại một lần nữa về lại trong tay Liễu Kinh Đào. Đối mặt với chính sách của phụ thân, Liễu Kinh Đào có quyết định lớn, khôi phục uy danh của Bá Đao. Hắn lựa chọn bước đầu tiên chính là mang theo chí lớn phục hưng môn chủ Đường Môn Đường Ngạo Thiên, cũng như muốn kết hôn với tiểu nữ là Đường Tiểu Uyển kết thành đồng minh.
Thôn Ngô: Môn hạ của nhị trang chủ Liễu Phù Vân, Lực Thôn Đông Ngô.
Nhị trang chủ Liễu Phù Vân, thiên tư trác tuyệt, việc lĩnh ngộ đao pháp tối thượng đã thành. Phụ thân Liễu Phong Cốt thậm chí đem thanh bảo đảo từng theo mình thành danh, cũng là tín vật của đại trang chủ đời trước, thanh “Thôn Ngô”, truyền cho người con thứ hai này. Bá Đao sơn trang trên dưới đều coi trọng Liễu Phù Vân cho rằng đây sẽ là người tiếp nhận vị trí trang chủ của sơn trang trong tương lai.
Khai Nguyên năm thứ 24, Diệp Vĩ đêm theo thê tử trở về nhà, không ngờ Tàng Kiếm sơn trang cự tuyệt mẹ con Liễu gia. Diệp Vĩ bất đắc dĩ bôn ba ngàn dặm, tới Bá Đao sơn trang ở. Liễu Phù Vân vì đau lòng muội muội, sau khi thấy tình trạng của Liễu Tịch nên đã ra tay với Diệp Vĩ, không may dẫn đến việc Liễu Tịch tự vẫn mà chết đi.
Liễu Phù Vân vì tự trách bản thân chuyện của muội muội, đồng thời cũng uất hận phụ thân đáp ứng cứu Diệp Vĩ mà rời khỏi sơn trang, biến mất khỏi giang hồ. Nhiều năm sau, “Thôn Ngô” đao lại xuất hiện trên giang hồ, bị Lục Nguy Lâu tung lên làm Tây Vực đệ nhất đao, lúc này người cầm nó đã trở thành Minh Giáo hộ giáo pháp vương, lấy tên là Hà Phương Dịch.
Quy Nhạn: Môn hạ của tam trang chủ Liễu Tĩnh Hải, Nhạn Quy Hà Xử.
Mệnh Đồ: Môn hạ của tam trang chủ Liễu Tĩnh Hải, Mạc Trắc Mệnh Đồ.
Tịch Dung: Môn hạ của tam trang chủ Liễu Tĩnh Hải, Du Du Tịch Nhan.
Tam trang chủ Liễu Tĩnh Hải, trầm mặc ít nói, đạm bạc không tranh. Trong mắt hào kiệt bắc địa, vị này là tam thiếu gia quân tử phong phạm, có chút văn nhược, thành tựu võ học cũng không theo kịp hai vị huynh trưởng.
Mà phụ thân Liễu Phong Cốt đã cố ý bồi dưỡng Liễu Tĩnh Hải thừa kế thuật chế tạo “Cửu thiên binh giám”. Là người thừa kế Viêm Thiên Quân của Liễu gia, hắn không ngừng tìm kiếm các nơi, chế tạo danh đao cũng như tìm cho mình thanh đao của bản thân.
Mối tình với Đường Thư Nhạn từng để cho Liễu Tĩnh Hải u buồn thành tật, nhưng từ thuở nhỏ đã luyện thành ý chí quật cường, nhiều năm chịu đựng tất cả, có mấy năm che giấu bản thân trong việc khảo nghiệm đao của nhiều nước rèn nên hai cây thần binh: Quy nhạn và Mệnh Đồ.
Sau đó, Minh Không thúc đột ngột qua đời, lão phụ giả điên bán ngu có ý đồ muốn thoát khỏi số mạng Viêm Thiên Quân, đại ca dã tâm khó thành, hành tung của nhị ca thì không rõ, tiểu muội thì bỏ mình tại sơn trang, Phong Lôi đao cốc chỉ còn dục vọng. Liễu Tĩnh Hải tự tay đúc lại 2 thanh đao Quy Nhạn và Mệnh Đồ, cũng như tạo ra cây đao thứ ba thuộc về hắn: Tịch Dung.
Triều Dung: Môn hạ của Liễu Tịch, Triều Phát Hoa Dung.
Là con gái duy nhất của Liễu gia, tuổi thơ của Liễu Tịch cơ hồ đều trải qua rất tốt đẹp. Không chỉ có được ba vị ca ca hết mực sủng ái, mà còn những họ hàng khác, bất kể là vì nguyên nhân gì cũng là đối với nàng rất tốt. Ở nơi Bắc địa đầy gió, nàng là bông hoa diễm lệ nhất, chiếu sáng làm tan chảy cả băng tuyết.
Vậy mà từ thời niên thiếu đã đem theo cây chuỷ thủ “Triều Dung” cùng với việc quen biết tam thiếu gia của Diệp gia Diệp Vĩ lại thay đổi số mạng từ khi sinh ra. Nhiều năm sau Liễu Tịch gặp lại Diệp Vĩ tại ven hồ Tây Tử, mặc dù Diệp Vĩ đã thành phế nhân, nhưng nàng vẫn không để ý phản đối của người thân mà quyết sinh tử đi theo.
Sau khi Diệp Vĩ lĩnh ngộ tịch kiếm, hắn đem thê tử trở lại Tàng Kiếm sơn trang nhưng lại không ngờ lão phụ Diệp Mạnh Thu cự tuyệt mẹ con nàng tiến vào sơn trang. Nhìn Diệp Kỳ Phỉ từ khi sinh ra đã thiếu dinh dưỡng nên yếu ớt nhiều bệnh, Liễu Tịch đau lòng cho con gái nên tận lực khuyên Diệp Vũ cùng nàng trỏ về Bá Đao sơn trang.
Mặc dù cô cô Liễu Đình Phương đối với Liễu Tịch rất thương tâm, dùng hết sức nhận cả nhà Liễu Tịch trở về sơn trang, cũng an bài thầy thuốc tốt nhất để bồi bổ cho Diệp Kỳ Phỉ. Nhưng mà sinh hoạt khó khăn cay nghiệt lúc trước đã sớm khiến thân thể của Liễu Tịch đổ sụp, lòng nàng lại luôn bận tâm đến bệnh tình của Diệp Kỳ Phỉ, thêm việc từ khi trở về nhà thì thân hữu trở nên lãnh đạm, nên tinh thần của nàng càng ngày càng xấu. Nhị ca Liễu Phù Vân khi từ bên ngoài trở về nhìn thấy bộ dạng này của nàng thì hết thảy mâu thuẫn cứ thế bộc phát.
Liễu Tịch không tránh được thần toán điềm dữ trên tên gọi của nàng, một cuộc quyết đấu, một lần quyết rút dao, chương nhạc viết nên cuộc đời nàng khẽ khàng chấm dứt.
Nguyệt Ngấn: Môn hạ của Liễu Lộng Ngấn, Sương Nguyệt Thu Ngân.
Là tiểu nữ của Tam ca Liễu Ngũ gia Liễu Tú Nhạc thuộc Bá Đao sơn trang, Liễu Lộng Ngấn luôn luôn được Tam gia thương yêu, Nàng ra đời vào ngày đầy gió tuyết, tính tình lẫm liệt không thua gì nam nhi.
Dưới sự nuôi dạy của cha, Liễu Lộng Ngấn mặc dù đối với đao thuật của Bá Đao chưa từng tu đến cảnh giới tối cao, nhưng đối với việc xử lý sự vụ trong cốc thì vô cùng quen thuộc, đợi khi nàng trưởng thanh một chút, Tam gia cũng có thể rãnh rỗi được đôi phần, hơn phân nửa sự vụ cũng có thể giao cho nàng.
Nhưng theo mệnh lệnh của Liễu Ngũ gia, Liễu Lộng Ngấn lúc ra bên ngoài đến các nơi để kinh doanh, tự bản thân cảm nhận được Bá Đao sơn trang hiện tại không còn như lúc trước. Cho đến một năm, Nguyệt Lộng Ngấn rời sơn trang làm việc, gặp được một việc trên giang hồ khiến một thế hệ trẻ lòng tràn đầy nhiệt huyết của sơn trang như nàng cũng không chịu được nữa. Sau khi quay về sơn trang liền đi cầu kiến Liễu Ngũ Gia, kết quả lời nói không hợp ý. Nàng đối với sơn trang mang theo thất vọng tuyệt nhiên từ giả người nhà, dưới ánh trăng mà rời đi, tự mình xin vào Hạo Khí Minh.
Không lâu sau, Hạo Khí Minh xuất hiện một cô gái, nàng anh khí nội uẩn, xử sự uyển chuyển, sau khi gia nhập đã đưa hết sức giúp đỡ Hạo Khí Minh, rất nhanh trở thành một trong Thất Tinh của Hạo Khí.
Nguồn:
名刀汇聚 《剑网3》霸刀门派称号公布. Bài viết trên games.sina.com.
Danh hiệu môn phái Bá Đao. Bản dịch tiếng Việt của Thạch Nguyệt trong Hội Chơi JX3 Trung Quốc.