Phiên bản mới Kiếm Đảm Cầm Tâm của Kiếm Võng 3 (từng được VNG phát hành tại Việt Nam với tên gọi Võ Lâm Truyền Kỳ 3/Võ Lâm Truyền Kỳ phiên bản 3D) được trình làng trong thời gian tới sẽ mở ra lịch trình cấp 95 hoàn toàn mới, năm bản đồ mới cùng vụ án của Vĩnh Vương Lý Lân nổi lên mặt nước, môn phái thứ mười hai Trường Ca Môn mang theo cầm cùng kiếm từ sau bức màn bước ra.
Trường Ca Môn tại ven Hồ Thiên Đảo, bắt đầu được xây dựng vào giai đoạn phân tranh cuối đời Tùy. Chưởng môn đời thứ nhất Dương Tử Kính ở Hồ Thiên Đảo, Chiết Giang xây dựng nên Tương Tri Sơn Trang, một tòa thư viện ẩn sĩ, nằm giữa nơi sơn sắc hồ quang, khúc đàn đang lúc cầm cùng võ hòa quyện. Một đám nho hiệp loạn thế, vực dậy phá nguy nan cho đất nước cũng là lúc, cùng quần hùng cứu vớt non sông.
Rất nhiều đệ tử của Trường Ca Môn có cách sống của riêng mình, một phần trong đó là làm quan, có một phần là giảng nhạc khúc, thương nhân, tiên sinh dạy học. Hằng ngày môn phái ở Tương Tri Sơn Trang bàn luận. Sự nghiệp của Tương Tri Sơn Trang chủ yếu là: muối, trà, lương thực, tơ lụa, dầu.
Trong bài viết này, GameLandVN giới thiệu đến các bạn tiểu sử của các NPC quan trọng trong Trường Ca Môn. Mời các bạn cùng theo dõi nhé!
Tứ Chỉ Lưu Vân – Dương Dật Phi
Kế thừa Trường Ca Môn lão môn chủ Dương Duẫn An, đảm nhiệm chức vị chưởng môn chính là Dương gia nhị công tử Dương Dật Phi. Lúc trưởng tử của Dương Duẫn An là Dương Thanh Nguyệt còn nhỏ, bị cuốn vào đợt loạn lạc của Thái Bình công chúa, thân trúng Âm Vũ Châm, trong đầu phát bệnh, khi thì thanh tỉnh, lúc thì ngây ngốc, chuyện này đã làm cho việc kế thừa Truyền Ca Môn khó mà đi lên. Mà lúc đó Dương Dật Phi mang theo kì vọng của mọi người xuất thế. Thế nhưng bởi vì trời sinh bị thiếu hụt (tay phải thiếu mất ngón út), tay phải không thể nào nắm chắc cho dù là kiếm nhẹ.
Khi Dương Dật Phi dần lớn lên, các vị giáo sư trong Trường Ca Môn lại nhận thấy thiên phú của y trong việc gảy đàn. Dương Dật Phi dùng sáu năm tìm đường ra, cuối cùng chấp nhận việc tay phải của mình không thể dùng kiếm. Thế nhưng năm thứ tám bắt đầu, làm bạn cùng Dương Thanh Nguyệt, Dương Dật Phi bắt đầu dùng tay trái luyện kiếm! Ba năm sau, Dương Dật Phi vào đêm khuya mang kiếm đến Túy Phù Cư của Thanh Liên Kiếm Tiên Lý Bạch. Sau một đêm, Lý Thái Bạch truyền lệnh khắp trên dưới Hồ Thiên Đảo, nhận Dương Dật Phi làm đệ tử thứ ba sau Hàn Phi Trì và Phượng Tức Nhan.
Dương Dật Phi mười lăm tuổi thì rời khỏi Trường Ca Môn đi du ngoạn, với tài văn chương cùng sự thông minh của bản thân thuyết phục đại thương nhân Chu Mặc, quen biết Cao Giáng Đình cùng con trai Chu Mặc là Chu Tống.
Năm năm sau (năm 738), Dương Dật Phi tròn hai mươi tuổi học được đạo lý kinh doanh chân truyền từ Chu Mặc, cảm thấy việc phụ thân Dương Duẫn An từng giao phó nhập thế tu tâm cũng dần trọn vẹn, vì thế trở về Hồ Thiên Đảo. Trải qua khảo nghiệm của phụ thân Dương Duẫn An cùng Lý Bạch, nhóm người Tùng Tiên Sinh, chính thức tiếp nhận chức vụ chưởng môn từ trong tay Dương Duẫn An.
Thi Tiên – Lý Bạch
Lý Bạch là đại thi nhân nổi danh trong lịch sử Trung Quốc, trong Kiếm Võng 3, Lý Bạch thông qua Hạ Tri Chương biết đến Trường Ca Môn.
Lý Bạch với biệt danh Thi Tiên nổi tiếng giới văn học, nhưng y thật ra vẫn thích kiếm, cầm và rượu, kiếm trong Thanh Liên, cầm trong Thánh Thủ, lại thêm lúc ở trong Trường Ca Môn, y làm bạn với kiếm cầm, không chỉ thưởng thức tài nghệ gảy đàn của nhiều đồng môn cao minh, hơn nữa bản thân cũng thường ôm đàn tấu khúc. Thời niên thiếu làm hiệp khách du ngoạn giang hồ, còn có người nói kiếm pháp của y cùng với Võ Lâm Minh Chủ Đường Giản lúc trước có chút tương tự.
Địa vị của Lý Bạch trong Trường Ca Môn rất cao, y không có chức vị chính thức nào, thế nhưng y vì Trường Ca Môn dạy ra ba vị đệ tử thân truyền xuất sắc, bọn họ gồm: đại đệ tử Huyễn Ma Tâm – Hàn Phi Trì, người quản lý Mịch Âm Minh Tâm Viên; Nhất Khí Khuynh Lâu – Phượng Tức Nhan, người bám gót trung thành nhất của chưởng môn Trường Ca; còn có một người được y truyền dạy chân truyền Thanh Liên Kiếm Thuật chính là chưởng môn đương nhiệm của Trường Ca Môn: Tứ Chỉ Lưu Vân – Dương Dật Phi.
Cửu Linh Công – Trương Cửu Linh
Cái gọi là nhất tướng, chính là nói đến Tể Tướng Đại Đường Trương Cửu Linh. Trương Cửu Linh tên tự là Tử Thọ, thế gian xưng Văn Hiến Công. Trong thời kì Khai Nguyên Đường Huyền Tông, ông giữ chức thượng thư, thừa tướng, thi nhân.
Năm Khai Nguyên thứ hai mươi mốt, tháng mười hai, Trương Cửu Linh nắm chức tể tướng, kiêm tu sửa quốc sử, chủ quản triều chính. Khai Nguyên năm hai mươi tư, An Lộc Sơn đảm nhiệm Bình Lô Tướng Quân, lúc thảo phạt Khiết Đan thì thất bại, lúc đó An Lộc Sơn cùng nghĩa phụ của Lệnh Hồ Thương – Tiết Độ Sứ Phạm Dương Trương Thủ Khuê – nhận lệnh áp giải An Lộc Sơn vào kinh, Trương Cửu Linh tấu lên nói: “Thần thấy An Lộc Sơn lòng lang dạ thú, có ý mưu phản, thỉnh hoàng thượng theo tội xử trảm, hi vọng cắt đứt tai họa về sau”. Nhưng Huyền Tông vẫn cho rằng An Lộc Sơn là người trung thành chính trực, phóng thích An Lộc Sơn.
Khai Nguyên năm hai mươi tám, Trương Cửu Linh cảm thấy Đại Đường cực kỳ lung lay, y vì thù cũ với An Lộc Sơn, nhiều lần bị Lang Nha ám sát, vì thế quyết ý ẩn lui vào Trường Ca Môn, mong muốn vì Đại Đường giữ lại một nhóm tri thức thi sĩ yêu nước thương dân.
Đạo Tử – Dương Thanh Nguyệt
Dương Thanh Nguyệt chính là trưởng tử của chưởng môn Trường Ca đời trước Dương Duẫn An, hơn tám tuổi so với Dương Dật Phi. Nhưng phần lớn thời gian y đều trong trạng thái ngốc nghếch đần độn, như một đứa trẻ chưa biết chuyện. Từ sau khi Dương Dật Phi sinh ra, y đều ở bên cạnh mẫu thân là Ngô Thanh cùng đại ca Dương Thanh Nguyệt mà lớn lên, y luôn sùng bái đại ca Dương Thanh Nguyệt.
Dương Thanh Nguyệt lúc ba tuổi thì vướng vào đợt phản loạn của Thái Bình công chúa, bị trúng một Âm Vũ Châm, từ đó về sau, gần nửa thời gian trong đời Dương Thanh Nguyệt đều sống trong ác mộng. Trong mộng, hàng người đuổi giết mẫu thân, những đệ tử Trường Ca thì bảo vệ y được mẫu thân ôm trong lòng, cho đến khi y nghe thấy một tiếng đàn, từ máu thịt trong thân truyền tới, mới kéo y ra khỏi ác mộng này.
Một năm trôi qua, y gặp ngày càng nhiều kẻ thù, y bắt đầu thừa dịp thời gian mình tỉnh táo ít ỏi kia tập trung luyện đàn, Trường Ca Môn có đàn kiếm song tuyệt, nhưng Dương Thanh Nguyệt chỉ chuyên tâm vào đánh đàn.
Dương Thanh Nguyệt hai mươi tuổi, thời gian y ngây ngốc ngày càng ít đi, sau lần đầu tiên y có thể giết toàn bộ địch nhân, ý chí kiên trì cùng niềm tin của y trong mộng càng có kết quả, y giết toàn bộ địch nhân ngày càng nhanh. Người bên ngoài nhìn vào, đại công tử lại càng thêm ngu ngốc, chốc chốc lại phát ra tư thái kiên định, lại thỉnh thoảng Dương Thanh Nguyệt lâm vào ngu ngốc trên môi kèm theo nụ cười, không biết lúc nào có được danh hiệu Phong Tử Đại Gia.
Bế Mục Hiểu Âm – Khang Niệm
Khang Niệm vốn tên là Khang Tĩnh Văn, xuất thân từ một trong ba đại thế gia Đông Hải. Mẫu thân giỏi đàn, có lẽ bởi vì bị ảnh hưởng bởi phong cảnh bồng lai, tiếng đàn của mẫu thân luôn trầm tĩnh dễ nghe không vương thế tục. Đáng tiếc mẫu thân từ nhỏ thân thể yếu nhược, tuy quanh năm vẫn điều trị bằng thảo dược, nhưng ngày càng suy sụp. Lúc mẫu thân qua đời, phụ thân đi khỏi Trung Nguyên, Tĩnh Văn khóc liên tục mấy ngày, hai mắt dần không nhìn rõ thứ gì, dần dần rơi vào bóng đêm. Hai mắt không thấy, thính lực tất nhiên sẽ tốt hơn.
Tĩnh Văn ôm đàn ngồi thừ người suốt một đêm, thế nhưng lại không cách nào đạt được kết quả dĩ âm hoán hữu (dùng âm gọi bạn). Thẳng đến hai năm sau, Tĩnh Văn thông qua cữu cữu là Duẫn Phong biết đến Trường Ca Môn. Không lâu sau, Khang Tĩnh Văn gia nhập Trường Ca, đổi tên thành Khang Niệm. Từ đó về sau trong Trường Ca Môn lại có thêm một vị giáo sư dạy đàn tuổi trẻ tài cao cùng bậc thầy nghe đàn. Nàng mặc dù bản thân không có võ công, nhưng nội lực thâm hậu đã đạt tới cảnh giới nhiếp tâm.
Năm 742, Khang Tuyết Chúc ở Vạn Hoa Cốc vì chuyện của Cao Giáng Đình, ác danh truyền khắp giang hồ. Khang Niệm mới biết được, nguyên lai phụ thân ở một trong ba nơi phong nhã nhất đại Đường, nàng cũng biết phụ thân làm chuyện này vì mẫu thân, cảm xúc ngổn ngang, chẳng biết đối mặt thế nào. Mà môn chủ Dương Dật Phi cũng không biết, con gái của Khang Tuyết Chúc người mà y cực kỳ căm hận, lại ở trong môn phái của mình.
Cửu Linh Công Chi Nữ – Trương Uyển Ngọc
Trương Uyển Ngọc là con gái thứ hai của Trương Cửu Linh lúc y ba mươi chín tuổi, lớn lên diện mạo xinh đẹp, kế thừa thiên phú của phụ thân, rất có tài hoa. Ở trong mắt Trương Cửu Linh, chỗ duy nhất Trương Uyển Ngọc không tốt đó chính là tính tình vô cũng hiếu thắng, một mình bất luận là viết thơ hay tập đàn, nếu so với nam nhân thì Trương Uyển Ngọc càng thêm cố gắng. Nàng từ nhỏ thích đọc thơ, nhất là yêu thích thơ ngũ ngon sở trường của phụ thân Trương Cửu Linh, từng hao tâm tổn trí học văn phong của phụ thân.
Trưởng Cửu Linh vốn định đem Trương Uyển Ngọc gả cho người đủ tài hoa mà còn chính trực cương nghị Dương Dật Phi. Nhưng không nghĩ Trương Uyển Ngọc vốn cũng tán thưởng tài nghệ của Dương Dật Phi, sau khi nghe ý tứ của mẫu thân, nàng dù không muốn cũng phải đi gặp Dương Dật Phi một lần.
Lúc ban đầu Trương Uyển Ngọc đã cùng Phong Tử Đại Gia Dương Thanh Nguyệt kính trọng nhưng không dám gần gũi, thẳng đến một ngày, nàng phát hiện ra bí mật mà Dương Thanh Nguyệt không muốn ai biết.
Cổ Mạch Huyền Ca – Triệu Cung Thương
Là hậu nhân của Triệu Gia Lợi, kế thừa thiên phú về đàn của tổ tiên, nhưng cũng không thể đạt được cảnh giới xuất loạt bạt tụy, bất quá một tộc họ Triệu được tổ tiên phù hộ, ở Trường Ca Môn vẫn được kính trọng. Thẳng đến năm 717, con trai Triệu Cung Thương của gia chủ Triệu gia ra đời. Năm đó, Triệu Cung Thương chín tuổi, kế thừa toàn bộ thiên phú về đàn của tổ tiên Triệu Gia Lợi. Tròn mười tám tuổi, tài nghệ tinh xảo đã có chút thành tựu về huyền ca (đàn cùng hát), nhất là tiếng ca du dương, như gió ngâm. Ông nội Triệu Kích Nhạc liền đem cây đàn ông yêu nhất Đại Thánh Di Âm truyền cho y.
Thế hệ trẻ Trường Ca Môn, Triệu Cung Thương rất được tỉ muội đồng môn yêu thích, y thận chí còn nhận được bài thơ ám chỉ của đồng môn, đề bày tỏ tấm lòng. Đường làm quan của Triệu Cung Thương rộng mở khiến đại đệ tử của Lý Bạch là Hàn Phi Trì bất mãn. Sau khi một bên tranh đấu, Triệu Cung Thương trốn đi du ngoạn, ở chỗ Miêu tộc nghe được tài thổi sáo của Ngũ Độc Giáo, liền nổi lên tâm tư đi đến nghe một chút.
Ngũ Độc giáo lúc này Ô Mông Qúy còn nắm trọng quyền, đối với người Hán cực kỳ ghét bỏ. Triệu Cung Thương vì nghiên cứu âm luật kết bạn với tỉ tỉ Ny Xán của Kim Đồng Tác Địch, sau bị hạ cấm thuật Tình Cổ. Lúc lợi dụng bí thuật Trường Ca phát hiện bản thân có chuyện bất thường liền trốn đi, đệ tử Ngũ Độc đuổi theo y đã cùng đánh nhau rất kịch liệt, cùng Phượng Dao không đánh không quen, cũng sinh tình với nhau. Bởi vì hai môn phái cực đại ngăn cách, sau người đó cũng trở thành tiếc nuối một đời của Triệu Cung Thương.
Huyễn Ma Tâm – Hàn Phi Trì
Trong Trường Ca Môn, có hai nơi cực kỳ quan trọng, thiếp mời của bọn họ là thứ mà đệ tử chính thống của Trường Ca Môn ao ước có được. Một trong số đó là Nhai Nha quản lý Thiên Chân Cầm Phường có thể phát Chân Cầm Thiếp cùng Hàn Phi Trì người đứng đầu Mịch Âm Minh Tâm Viên có thể phát ra Mịch Âm Thiếp.
Năm 730, trong Trường Ca Môn tuyên bố hai vị đệ tử Hàn Phi Trì và Phuợng Tức Nhan, thông qua tầng tầng khảo nghiệm, cuối cùng bởi vì tính cách thiên phú cùng căn cơ sâu mà được Lý Bạch thưởng thức, trờ thành đệ tử Lý Bạch, được truyền khí, âm cùng kiếm hỗn hợp.
Chỉ cần có người diễn tấu bị y nghe được, nếu có sai sót nào, đều nghĩ đối phương cầm kĩ bình thường, sẽ đưa ra khiêu chiến, sau khi thắng thì có nhã hứng, liền ngâm bài thơ ca tụng chỉ trích đối phương một phen. Hàn Phi Trì không để nửa điểm hảo cảm, chỉ trích các vấn đề tại chỗ, thường khiến người khác cực kỳ khó chịu. Lúc Hàn Phi Trì hai mươi tuổi, Mai tiên sinh chính thức tuyên bố, ông sẽ cùng đệ tử của Thái Bạch tiên sinh Huyễn Ma Tâm Hàn Phi Trì kế thừa quản lý chức vị viên chủ.
Mà ít người biết được là, từ hai năm trước, tiền nhiệm chủ nhân Thiên Đạo Hiên tạm thời tìm và xử trí kẻ phản bội trong triều rồi gặp phải cao thủ phục kích chết trận, Hàn Phi Trì cũng đã âm thầm kế thừa sứ mệnh Thiên Đạo Hiên, bắt đầu đối với người trong môn phán định kẻ làm quan bất chính, tàn hệ bá tánh quan viên thực hiện trừng phạt nghiêm khắc. Lúc y xuất thủ, có người điên, có người thành kẻ ngốc, có người đột nhiên tự sát, không ai biết kẻ nào ra tay, y căn bản là dùng âm luật điều khiển lòng người, cũng là Diêm Vương giết người không cần xuất kiếm.
Nhất Khí Khoảnh Lâu – Phượng Tức Nhan
Trăm năm đến nay, trên giang hồ có rất nhiều bí mật tỉ như bảo tàng cùng bí tịch của tiền bối Trường Ca Môn Lạc Tân Vương đến tốt cùng không phải là trên tay Phượng Cô Nương. Phượng Cô Nương tên là Phượng Tức Nhan, rất nhiều người cho rằng, nàng so với Huyễn Ma Tâm Hàn Phi Trì còn đáng sợ hơn. Năm đó, Thanh Liên Kiếm Tiên Lý Bạch từ Ngũ Nhạc trở về, chọn lựa đệ tử, thông qua tầng tầng khảo nghiệm cuối cùng được Thái Bạch tiên sinh yêu thích, cho nên mọi người cho rằng Phượng Cô Nương rất đáng sợ, bởi vì năm đó nàng mới mười bốn tuổi, mà Hàn Phi Trì đã mười tám tuổi.
Nàng là nhị đệ tử của Lý Bạch, sư muội của Huyễn Ma Tâm Hàn Phi Trì, nhị sư tỉ của chương môn Dương Dật Phi. Nàng dùng cũng không phải kiếm, càng chẳng phải tiêu, mà hình như là bộ trống cùng Lý Bạch chẳng có điểm quan hệ nào, trống tên Nhất Tâm Nhị Ý.
Có người hoài nghi Lạc Tân Vương giấu bảo tàng trong người nàng, bởi vì năm đó mười bốn tuổi Phượng Tức Nhan tham gia chọn lựa đệ tử của Thái Bạch tiên sinh đã dùng trống phát ra công kích, cùng Tân Vương Kính của Tam Sư Huynh Trường Ca Môn năm ấy Lạc Tân Vương cực kỳ giống nhau. Trong đó chứa đựng sở ngôn của Lạc Tân Vương. “Ban thanh động nhi Bắc Phong khởi, kiếm khí trùng nhi Nam Đẩu bình, ám minh tắc sơn nhạc băng đồi, sất trá tắc phong vân biến sắc. Dĩ thử chế địch, hà địch bất tồi, dĩ thử đồ công, hà công bất khắc”. Trong đó chứa đựng lý tưởng hào hùng.
Cửu Biến Ngọc Huy – Nhai Nha
Năm 729, đệ tử Trường Ca Môn Nhai Nha được Chước Cầm Đại Sư Lôi Biến khai quật tư chất, nhận làm đệ tử duy nhất. Lôi Biến cố ý mang Nhai Nha về Lôi gia ở Thục Trung, hao tâm tổn trí khiến tộc trưởng phá lệ cho phép Lôi Biến tùy ý thân truyền thuật Chước Vầm cho Nhai Nha. Bất quá bảy năm sau, Chước Cầm của Nhai Nha đã đại thành.
Lúc Nhai Nha cùng Lôi Biến đi Vạn Hoa Cốc tìm kiếm cầm tài, cùng Vạn Hoa Cốc Bùi Nguyên kết thành bạn bè, nàng đối với thuật cơ quan của Vạn Hoa Cốc có hứng thú, lúc cùng Bùi Nguyên nghiên cứu làm sao đem kĩ xảo cơ quan thuật vận dụng vào thủ pháp Chước Cầm, phát hiện càng nhiều khả năng thi triển của Chước Cầm hơn.
Lúc Nhai Nha lần thứ hai trở về Trường Ca Môn, nàng đã xuất sư từ tay Lôi Biến, đồng thời bắt đầu bế quan nghiên cứu đạo lý Chước Cầm của mình. Mấy năm sau, Nhai Nha thu thập kĩ xảo cơ quan Vạn Hoa, đã trải qua bao lần thay đổi hình thứ đàn, bao gồm ở trong chứa cơ quan tinh xảo: Bi Diện Độ Dụng, có thể tháo ra ghép lại hình thể cầm mà không dùng Chỉ Mộng Phong cộng hưởng, cùng với có thể đem dây đàn Khiên Tình Chi Khắc kéo dài đâm xuyên người, nàng ở thuật Chước Cầm đưa vào cùng mở rộng được chường môn Dương Dật Phi coi trọng.
Năm hai mươi tuổi, Chước Cầm của Nhai Nha được các vị đại sư trong môn phái thừa nhận, trở thành chủ nhân Thiên Chân Cầm Phường, chính thức bắt đầu vì người trong môn phái mà chế tác đàn tốt.
Bạch Ngọc Trạc Tâm – Chu Tống
Chu Tống sinh ra ở Lạc Dương là một gia tộc kinh doanh lâu đời, phụ thân chính là một trong Cửu Thiên hiện tại Dương Thiên Quân Chu Mặc. Vũ khí của y là bạch ngọc tiêu (sáo ngọc trắng) có mười hai lỗ, là năm tám tuổi thì được một lão già âu tóc bạc phơ tặng cho. Sau ngày đó, có người buổi tối nhìn thấy y ở bệ hành lang bên cạnh ao, đối trăng nghe gió tự nói chuyện, lại không biết là nói gì, lại có người nói bình thường trong phòng Chu Tống hay bay ra nhạc khúc tuyệt vời, người nghe nhạc khúc thường tiến nhập ảo cảnh như thơ như họa. Năm năm trôi qua, tài nghệ thổi tiêu của Chu Tống đã có thể trấn áp quần hùng, nhưng y chưa từng biểu lộ tài năng trước mặt người bên ngoài, bao gồm cha mình cùng tiên sinh dạy học. Chu Tống một mực nghĩ, bọn họ cũng không thế hiểu y, y phải tìm một người có thể nghe hiểu ý người.
Khai Nguyên năm hai mươi mốt, Chu Tống nhân một khúc nhạc tình cờ làm quen với thiếu niên Dương Dật Phi, hai người cùng làm tri âm. Dương Dật Phi theo Chu Mặc học cách kinh doanh. Khai Nguyên năm hai mươi sáu, Dương Dật Phi về Trường Ca, thì Chu Tống mười tám tuổi mặc kệ người Cố gia ngăn cảm, từ biệt phụ thân, cùng Dương Dật Phi đi về phía nam. Y tin tại một nơi như Trường Ca Môn, có thứ y mong muốn.
Chu Tống và Khang Niệm có một đoạn chuyện cũ, hữu duyên vô phận.
Bài viết gốc được đăng tải trên 17173.com vào ngày 08/09/2015. Bản dịch tiếng Việt được thực hiện bởi Huyễn Lan Quân Ly.