Cách đây vài ngày, ESPN vừa đăng tải một bài viết vô cùng công phu của Alan “Nahaz” Bester, một chuyên gia phân tích nổi tiếng trong cộng đồng Dota 2 thế giới về tuyển thủ Clement “Puppey” Ivanov và đội tuyển Dota 2 Team Secret. Đây là một bài viết đáng đọc đối với bất cứ những ai hâm mộ Puppey hay chính Team Secret, hay kể cả khi bạn chỉ là một người vừa mới biết đến Puppey.
Bản dịch tiếng Việt của bài viết này được dịch bởi DC đến từ fanpage Dota 2 Quotes. Mời các bạn cùng theo dõi nhé!
Clement “Puppey” Ivanov có một vóc dáng cao lớn. Khi đứng trên sân khấu, anh ấy cao 6 feet 5 innch (khoảng 1,98 m), có lẽ là tuyển thủ cao nhất trong bất cứ đội tuyển hàng đầu nào của Dota 2. Anh từ bỏ lối ăn mặc Fabio-style hồi mới chập chững bắt đầu sự nghiệp để trở thành một người đàn ông đặc biệt, thông thái, tóc nâu cắt ngắn, khuôn mặt rộng và đeo thêm cặp kính giáo sư nữa.
Nhưng ở trong game khi mà gương mặt của anh cực kì đặc biệt, nơi mà những thành tích cũng anh xứng đáng là tượng đài cho những người khác ngưỡng mộ. Anh đã chiến thắng 299 game tại các giải LAN Dota 2 trong sự nghiệp của mình, xếp thứ 4 so với tất cả các tuyển thủ trong lịch sử, hơn tuyển thủ phương Tây xếp sau anh đến 60 game. Trong danh sách 28 tuyển thủ từng chiến thắng hơn 200 trận, chỉ có 3 người, Ivanov và một đội trưởng siêu đẳng khác là Zhang “Xiao8” Ning và Gustav “s4” Magnusson, có tỉ lệ thắng cao hơn 65%. Trong 7 giải đấu Dota 2 mà Valve tổ chức kể từ khi game ra đời đến nay, (4 giải TI tổ chức tại Seattle, 1 giải ở Đức, 2 giải Major mới diễn ra ở Frankfurt và Thượng Hải), Puppey đã góp mặt trong 5 trận chung kết, nhiều hơn 2 lần so với những tuyển thủ khác (những đồng đội cũ của anh ở Natus Vincere là Danil “Dendi” Ishutin và Alexander “XBOCT” Dashkevich đều là 3 lần).
Chủ Nhật, ngày 6 tháng 3 vừa rồi, Ivanov nâng cao chiếc cúp hình Mystic Staff trên sân khấu tại Thượng Hải trong tiếng hò reo của đám đông Trung Quốc. Đây là chức vô địch thứ 34 tại các giải đấu Dota 2 của anh, nhiều hơn bất cứ tuyển thủ còn hoạt động nào (Gustav “s4” Magnusson có 32 lần). Có lẽ là do chính sự khác biệt của anh. Và chiến thắng vừa rồi đã giúp anh, người được tất cả cộng đồng công nhận, là người đội trưởng vĩ đại nhất trong lịch sử Dota 2.
ĐỘI HÌNH SIÊU SAO SỤP ĐỔ
Có lẽ mọi thứ sẽ không được fan dự đoán là diễn ra như vậy. Tám tháng trước, Team Secret đến Seattle với vị thế là một ứng cử viên cho chức vô địch tại TI5, với tổng giải thưởng hơn 18 triệu đô la Mỹ, lớn nhất trong lịch sử thể thao điện tử thế giới. Đội hình của họ là một đội hình toàn sao, bao gồm lúc ấy, là 4 tuyển thủ với tỉ lệ thắng cao nhất tại các giải Dota LAN mà đã thi đấu hơn 100 game (gồm Ivanov, Magnusson, Artour “Arteezy” Babaev và Ludwig “Zai” Wåhlberg). Thành viên thứ 5, Kuro Salehi “KuroKy” Takhasomi, là support đánh cặp với Puppey trong hơn 2 năm ở Na’Vi, đồng sáng lập Team Secret với Puppey khi cả hai rời Na’Vi sau TI4.
Kuroky được coi là một tuyển thủ đa dạng nhất và là một người đội trưởng tài ba trong giới chuyên nghiệp, và sự nghiệp của anh cũng gắn liền chặt chẽ với Puppey. Đến với TI5, Secret đã vô địch 4 giải LAN liên tiếp trong vòng 3 tháng với các đối thủ trên khắp thế giới.
Hành trình của họ bắt đầu tại San Francisco với chiến thắng 3-2 đầy kịch tính tại RedBull Battle Ground khi gặp Invictus Gaming. Invictus Gaming lúc bấy giờ gồm có carry Xu “BurNIng” Zhilei, mid Luo “Ferrari 430” Feichi và bộ đôi support Wong Hock “ChuaN” và Zeng “Faith” Hongda. Chuỗi trận thắng tiếp tục ở Đức với chiến thắng 3-1 trước Evil Geniuses tại ESL One Frankfurt, đội tuyển đã vô địch Dota 2 Asia Championships một tháng trước đó, tại giải đấu có tổng giá trị giải thưởng hơn 3 triệu đô la Mỹ, chỉ xếp sau TI. Cuối tháng 7, fan và giới chuyên nghiệp đều hi vọng vào một trận tái đấu của Secret và EG tại chung kết TI5.
Nhưng điều đó đã không thể trở thành hiện thực. Gặp rắc rối về draft và các cá nhân trong đội, Secret bất ngờ xảy chân và thua 2-0 khi gặp thế lực mới nổi của Trung Quốc là EHOME tại nhánh thắng. Sau đó họ dành chiến thắng 2-1 trước iG, họ lại bất ngờ để thua 2-1 trước Virtus.pro đến từ CIS, đội đã thua LGD 2-0 ngay sau đó. Arteezy, tài năng trẻ được nhiều người mong đợi, đã nổi đóa và cãi vã với Kuroky ngay trong phòng thi đấu. Secret, đội tuyển được tất cả yêu thích, đã phải rời giải mà không để lại dấu ấn gì, chỉ vỏn vẹn 3 chiến thắng trên tổng số 8 trận đã đấu, đứng vị trí thứ 7 trên 16 đội tham dự.
Hậu quả của việc thất bại nặng nề tại TI5 đã phá hủy nặng nề Team Secret và fan của họ. Câu hỏi đặt ra về việc dẫn dắt cả đội. S4 đảm nhận việc draft từ Puppey vào đầu mùa hè, đánh dấu giai đoạn chuỗi trận vô địch LAN vô cùng đáng nhớ. Sau TI5, do chịu sự trích nặng nề về phong độ của mình, S4 đã rời đội. Anh trở lại vai trò đội trưởng của Alliance, đội đã chiến thắng chính Na’Vi của Puppey tại TI3. Tiếp đến là thông báo cực sốc của Zai, người được nhiều người cho rằng còn tài năng hơn cả Arteezy, rằng anh sẽ tạm nghỉ Dota chuyên nghiệp để kết thúc việc học. Trong khi đó, Arteezy và Kuroky tiếp tục cuộc tranh cãi trên đủ các loại phương tiện và cả stream. Artour sau đó thông báo mình sẽ trở lại Evil Geniuses, trong khi đó Kuro rời đội để tự mình lập một đội tuyển non trẻ khác mà bây giờ là Team Liquid. Trong đội hình 5 sao ấy, chỉ mình Puppey ở lại.
Với mọi thành tích mà anh đạt được đến thời điểm ấy, Puppey bị đặt một dấu hỏi về thành tích khi là đội trưởng. Dù là nhà vô địch của TI đầu tiên vào năm 2011, Puppey cũng chỉ mới gia nhập Natus Vincere một tháng trước, khi rời đội tuyển GG.net mà anh cùng đội với Kuroky (người sau đó cũng tham gia Na’Vi giai đoạn TI3).
Na’Vi chỉ nhận beta key Dota 2 khoảng 3 tuần trước giải đấu, và Ivan “Artstyle” Antonov, chứ không phải Puppey, là người đã dẫn dắt họ trên hành trình bất bại tại TI1. Dù dẫn dắt Na’Vi vào đến chung kết TI hai năm liền sau đó, đội của Puppey đều thua cả hai, 3-1 trước iG và 3-2 trước Alliance. Phong cách draft của Puppey, thường để đối phương pick được những hero tủ và chiến thuật của họ, đã bị chỉ trích cực kì dữ dội tại hai giải đấu này.
Năm 2014, Puppey dẫn dắt đội hình rạn nứt từ bên trong của Na’Vi và chỉ xếp vị trí 7/8 trong 16 đội tham gia, để thua đội Cloud 9 được dẫn dắt bởi Jacky “EternaLEnVy” Mao và một support có lối chơi đầy chắc chắn là Johan “pieliedie” Åström. Và đó cũng là giải đấu cuối cùng với Na’Vi, anh và Kuroky đã thông báo lời từ giã ngay sau giải đấu, để thành lập Team Secret ngay sau đó. Trong gần 2 năm trở lại đây, Na’Vi chưa bao giờ đạt được sự thành công mà họ đã từng có khi còn sở hữu Puppey. TI5 một lẫn nữa đánh dấu vị trí 7/8 của Puppey. Và, lần thứ 2, đội của anh tan rã ngay sau đó.
TÁI XÂY DỰNG ĐỘI HÌNH
Sau TI5, Team Secret bắt tay vào giai đoạn tái xây dựng đội hình. Puppey đã mời những cựu thành viên của đội C9, gồm pieliedie, EternaLEnVy và Rasmus “MiSeRy” Filipsen. Và sau khi bị từ chối bởi một vài tài năng đầy hứa hẹn khác, Team Secret đã chọn Aliwi “w33” Omar thành tuyển thủ đi mid của mình. Trong khi Team Secret trước đây là một đội hình toàn sao, đội hình mới này có lẽ còn xa để sánh bằng. Envy và MiSeRy thể hiện một bộ mặt cực kì đáng thất vọng tại TI5, kết thúc ở vị trí gần bét cùng đội C9, cho dù họ được đánh giá rất cao trước thềm giải đấu, và đã để thua tại loạt tie-break ở vòng sự kiện chính (main event).
EternalEnVy, hay được fan gọi là “EE-sama”, là một tuyển thủ vô cùng đặc biệt và gây tranh cãi nhất trong giới Dota 2 chuyên nghiệp. Anh, theo một vài cách nói, là một hình mẫu điển hình của một gamer (anh tự miêu tả mình là Otaku, cực kì hướng nội, và tránh xa xã hội). Nhưng anh cũng khác biệt với hình mẫu ấy, khi là một sinh viên cơ khí học cực kì thông minh với đầu óc phân tích cực kì ấn tượng. Sự nghiệp của Envy bắt đầu vào năm 2012 khi thành lập đội No Tidehunter, một đội hình trẻ đầy tài năng.
Ngay khi mới công bố, đội hình của họ gồm 4 ngôi sao người Thụy Điển, có cả s4, và chính Envy, người Canada. Bất chấp sự thành công cực kì bất ngờ, vô địch 5 trên 8 giải Dota 2 mà họ đã tham dự, Envy vẫn buộc phải rời khỏi đội vào tháng 2 năm 2013. Sáu tuần sau đó, đội hình toàn Thụy Điển đã đổi tên thành Alliance và hoàn toàn thống trị TI3, thắng 20 thua 1 cả giải trước khi dành chiến thắng huy hoàng 3-2 trước Na’Vi của Puppey tại trận chung kết tổng (grand finals).
Được số đông công nhận là một người có tài năng phi thường, Eternal EnVy vẫn là một dấu hỏi lớn. Lúc gia nhập Team Secret, anh chỉ có một chức vô địch LAN trong sự nghiệp, giai đoạn cuối 2013 tại MLG Columbus, cũng là nơi tài trẻ Arteezy được phát hiện, anh đã tham gia với vai trò stand-in vào phút chót để rồi thể hiện sự thống trị của mình tại giải đấu. Speed Gaming, được tài trợ chính thức vài tháng sau đó bởi Cloud9, trở nên vô cùng nổi tiếng bởi chuỗi về nhì tại các giải đấu mà họ tham dự. Cho dù được đồng đội ca ngợi bởi khả năng lãnh đạo tại Cloud9, những trận đấu tệ hại cùng những quyết định khó hiểu in-game của Envy đã bị rất nhiều người chỉ trích nặng nề.
Ba vị trí khác của Secret cũng gây ra những cuộc tranh cãi của cộng đồng Dota 2. MiSeRy, một tuyển thủ lão làng đã tham tham dự Dota chuyên nghiệp từ năm 2008 và cũng từng tham dự Secret trong giai đoạn ngắn vào cuối 2014 đầu 2015, trở thành của các cuộc bàn luận khi anh chuyển sang vị trí offlane sau nhiều năm chỉ chơi support.
Pieliedie, người đã bị MiSeRy thế chỗ trong đội hình của Cloud9 vào tháng 1 năm 2015, cũng đã chơi Dota chuyên nghiệp kể từ lâu, nhưng giống như Envy, vô địch giải MLG Columbus cùng với Envy và Artour là thành công lớn duy nhất trong sự nghiệp của anh. W33, chàng trai 20 tuổi người Rumani sinh ra ở Syri, được cộng đồng biết đến bởi cái tên “w33fresh,” sau scandal dùng cheat tại một giải in-house của Châu Âu đầu năm trước (nhưng game đó cũng chỉ là một là trận xác định tuyển thủ, nhiều người coi nó là đấu thử, không ảnh hưởng gì đến thứ hạng trong giải).
Nhưng bất chấp tất cả những nghi ngờ, Secret đã dành được những thành công liên tiếp giai đoạn hậu TI. Sau khi đội hình mới mẻ này được mời trực tiếp đến ESL One New York vào tháng 10, họ đã đánh bại Fnatic và á quân TI5 là CDEC, rồi thúc thủ 2-1 tại chung kết trước một đội tuyển CIS non trẻ khác là Vega Squadron. Lúc ấy W33 đã thể hiện được lối chơi rất đẹp mắt bằng Windrunner cũng như hero tủ của mình là Meepo. Misery sau thời gian đầu đánh offlane thiếu chắc chắn cũng đã đạt được ổn định với bài tủ là Slardar, một top pick lúc ấy cho vị trí offlane.
Envy, được mọi người dần dần nhận ra tài năng của anh, khi đã mang Ember Spirit trở lại meta game với vai trò là một carry đi safe lane, với thành tích 17 thắng 4 thua bằng hero này. Secret sau khi về nhì tại New York đã có chiến thắng liên tiếp tại 2 giải LAN trước nhà vô địch TI5 là Evil Geniuses tại MLG World Finals ở New Orleans và trước Vici Gaming tại Nanyang Championships. Pieliedie chơi support chắc chắn như mọi khi, và chàng trai người Thụy Điển cuối cùng cũng thể hiện niềm vui trên sân khấu, ôm chặt Puppey khi đội tuyển này vô địch Nanyang. Puppey đã chứng tỏ mình là một đội trưởng tài ba không thể bàn cãi, thể hiện sự xuất sắc trong cả việc draft lẫn đưa ra những quyết định in-game, hai thứ quyết định sự thành công của một đội trưởng giỏi.
Tháng 11, Team Secret, một lần nữa lại tiến đến top đầu thế giới. Họ một lần nữa trở thành đội được tất cả yêu thích (cùng với EG), lần này tại Frankfurt Major, giải đấu Dota 2 đầu tiên được Valve tài trợ, bên cạnh TI1, mà được tổ chức ngoài Seattle. (Lưu ý nhỏ: Dota 2 Asia Championships, được tổ chức vào đầu năm 2015, tổ chức bởi Perfect World). Và lần này, họ đã không để fan thất vọng. Họ đứng nhất tại vòng bảng, mạnh mẽ trên con đường nhánh thắng, đánh bại những đối thủ sừng sỏ là Vici Gaming và Evil Geniusese cùng với tỉ số 2-1 đầy kịch tính.
Họ chơi một lối chơi vô cùng đẹp mắt, đè bẹp đối phương bằng những hero đã giúp họ vô địch 2 giải LAN trước, cùng với vài bất ngờ nho nhỏ, gồm Huskar của Envy và support Tiny của pieliedie, khiến đám đông tại Đức vô cùng phấn khích. Ngày cuối cùng của sự kiện, họ chờ đợi người thắng cuộc trong trận đấu giữa EG và OG tại chung kết nhánh thua. OG, giống như đội hình tài năng của Secret được hình thành sau TI5, gồm Johan “BigDaddyN0tail” Sundstein và Tal “Fly” Aizik, hai cựu thành viên đồng sáng lập Team Secret cùng với Puppey và Kuroky, đã biến pubstar trẻ Amer “Miracle” al-Barqawi, tuyển thủ 8K MMR gây bão lúc bây giờ trở thành một ngôi sao sáng.
Một lần nữa, ngôi vương không gọi tên Puppey và đội của anh. OG bất ngờ đánh bại EG 2-1, dập tắt giấc mộng tái đấu của biết bao người. Trận chung kết bất ngờ trở thành một cái kết đắng cho Secret, khi chiến thuật support Tiny thất bại dẫn đến trận thua chóng vánh trong 32 phút. Game 2 là cuộc chiến giằng co trong 65 phút, là game dài thứ 3 tại giải, nhưng OG đã dập tắt cơ hội ấy bằng Alchemist của Miracle.
Secret sau đó đánh bại con bài tủ của Miracle là Shadow Fiend tại game 3, nhưng tất cả đã kết thúc khi OG dành chiến thắng tại game 4. Giống như trận đầu tiên, game 4 kết thúc trong chưa đầy 35 phút, và OG đã trở thành nhà vô địch tại Frankfurt Major. Ba cựu thành viên của Cloud9, một lần nữa kết thúc ở vị trí thứ 2. Cũng là lần thứ 3, trong 5 lần làm đội trưởng, Puppey đã dẫn dắt đội đi đến trận chung kết tại những giải đấu triệu đô do Valve tổ chức. Nhưng đồng thời, đó cũng là thất bại thứ 3 vô cùng cay đắng của anh.
Còn tiếp…
Nguồn:
Những thăng trầm của Puppey và Team Secret – Phần 1
There and Back Again: Clement “Puppey” Ivanov and Team Secret – Part 1