Ngày 28/08/2015 vừa qua, Kingsoft đã công bố phiên bản tiếp theo của Kiếm Võng 3 (Kiếm Hiệp Tình Duyên 3 – trò chơi này từng được phát hành tại Việt Nam với tên gọi Võ Lâm Truyền Kỳ 3/Võ Lâm Truyền Kỳ phiên bản 3D). Theo đó, phiên bản kế tiếp của Kiếm Võng 3 được đặt tên là Kiếm Đảm Cầm Tâm với sự xuất hiện của môn phái thứ 12 mang tên Trường Ca Môn.
Ngoài môn phái mới Trường Ca Môn, phiên bản Kiếm Đảm Cầm Tâm của Kiếm Võng 3 còn có sự xuất hiện của năm bản đồ mới (bao gồm cả bản đồ môn phái Trường Ca Môn).
Bối cảnh của Trường Ca Môn
Trường Ca Môn tọa lạc bên cạnh Hồ Thiên Đảo, bắt đầu từ cuộc phân tranh cuối thời nhà Tùy. Môn chủ đầu tiên là Dương Tử Kính đã xây dựng nên Tương Tri Sơn Trang cạnh Hồ Thiên Đảo. Tương Tri Sơn Trang là một tòa thư viện ẩn sĩ, nằm ở giữa non nước, nơi văn học, cầm học, võ học hòa hợp trong tiếng nhạc. Một nhóm nho hiệp loạn thế, khi đất nước nguy nan đã cùng quần hùng cùng nhau cứu lấy non nước.
Dương Tử Kính đã từng giúp đỡ Tần Vương Lý Thế Dân, sau khi Lý Thế Dân đăng cơ thì không chịu làm quan, chỉ muốn tiếp tục mở thư viện phục vụ cho đất nước. Trước khi loạn An Sử nổ ra, Trường Ca Môn đã dần dần xây dựng nên ba vùng đất phong nha cho Đại Đường qua trăm năm kiến thiết.
Lực lượng chính cấu thành nên Trường Ca Môn là học giả và thi nhân. Ngoài ra, Trường Ca Môn còn những viên quan tốt rút lui khỏi triều đình. Do đó, trang phục của Trường Ca Môn được thiết kế mang hơi hướng của quan phục triều Đường.
Đệ tử Trường Ca Môn giỏi hành hiệp trượng nghĩa, cũng có lòng quan tâm chuyện thiên hạ, do đó môn hạ thường tụ tập với những học giả và thi nhân nổi tiếng đương đại, cũng gồm cả những lương quan đã rút lui khỏi triều đình. Trong bọn họ có rất nhiều người đọc sách là vì báo hiếu quốc gia, tập võ cũng là để bênh vực kẻ yếu. Họ bị ảnh hưởng bởi tư tưởng Nho gia, nhưng cũng không cố chấp với giáo điều Nho gia. Hiện nay triều đình bị kẻ gian thao túng, xã tắc giang sơn rơi vào dầu sôi lửa bỏng, hàng loạt đệ tử Trường Ca bỏ bút viết đi tòng quân, phục vụ quốc gia.
Môn chủ hiện tại của Trường Ca Môn là Dương Dật Phi. Hắn tiếp nhận vị trí môn chủ từ tay cha Dương Dật An khi mới tròn 27 tuổi. Dương Dật An là môn chủ đời thứ ba của Trường Ca Môn.
Ngoài Dương Dật Phi, Dương Dật An còn có một người con trai khác là Dương Thanh Nguyệt. Dương Thanh Nguyệt là anh trai của Dương Dật Phi, ngoài việc không biết tí gì về đàn ca, mỗi ngày một nửa thời gian đều cứ như điên điên khùng khùng.
Lúc Dương Dật Phi vừa mới ra đời, phụ nhân Dương Doãn An đã bái Lý Bạch làm sư phụ. Lý Bạch lúc đó được mệnh danh là Tửu Tiên, Kiếm Tiên, Thi Tiên và đang làm khách ở Trường Ca Môn. Truyền thuyết kể rằng, ngoài rượu thì Lý Bạch thích nhất chính là kiếm. Thời niên thiếu từng là một nghĩa hiệp trong giang hồ, còn có người nói kiếm pháp của ông giống với kiếm pháp của Võ Lâm Minh Chủ Đường Giản năm xưa.
Võ học và vũ khí của Trường Ca Môn
Đệ tử Trường Ca Môn ngoài biết gảy đàn còn giỏi về dùng kiếm. Bước ra giang hồ, họ sẽ giấu kiếm trong đàn. Cổ cầm (hay còn gọi thất huyền cầm) nhìn có vẻ đơn giản, chỉ có 7 dây 13 điểm huy nhưng lại bao hàm thanh điệu và âm vực biến hóa khôn lường. Với 3 loại âm tản âm (âm dây buông), án âm (âm gốc) và phiến âm (âm bồi), tổng cộng có 245 vị trí phát âm khác nhau, vị trí của các ngón tay trái phải cũng đến trăm kiểu. Kiếm là ông tổ của đoản binh, xưa nay có danh xưng là “Bách Binh Chi Quân”.
Trường Ca Môn là môn phái kết hợp xa gần, đàn để công kích xa, còn có thể quấy nhiễu nhân tâm gây ra các loại tác dụng ảo tưởng, hơn nữa còn có năng lực trị liệu. Kiếm pháp của Trường Ca Môn trọng kiếm ý, xem nhẹ kiếm chiêu, số chiêu không nhiều nhưng luôn có thể khiến kẻ địch phải bất ngờ.
Nội dung bài viết có tham khảo bản dịch từ vietboom.com.