Theo các thông tin mà Snail Game mới hé lộ, Đạt Ma Phái là thế lực tiếp theo xuất hiện trong Cửu Âm Chân Kinh sau Ngũ Tiên Giáo. Tương tự các bản cập nhật trước đó, Đạt Ma Phái sẽ xuất hiện đầu tiên trong phiên bản Trung Quốc. Sau đó, các phiên bản quốc tế mới được cập nhật, tùy theo lịch trình cập nhật của các nhà phát hành địa phương.
Thông tin về Đạt Ma Phái:
Đạt Ma Phái và Thiếu Lâm Tự vốn dĩ là tông phái chung một gốc. Năm ấy Đạt Ma Tổ Sư truyền giáo đến Trung Nguyên, đệ tử lập nên Thiếu Lâm, từ đó Thiếu Lâm được thiên hạ tôn sùng nhờ vào Phật môn chính tông. Nhưng Thiếu Lâm lại được vang danh thiên hạ nhờ vào Phật môn võ tông, lại tự biết Thiền tông chi pháp không bằng Đạt Ma Phái, nhưng Thiếu Lâm qua nhiều thế hệ chủ trì bảo thủ, không chịu để uy danh Thiếu Lâm nằm dưới Đạt Ma Phái, dần dần không chịu cùng xuất hiện với Đạt Ma Phái. Nhưng rất ít người biết, trụ trì Thiếu Lâm hiện nay Huyền Hoài đại sư, sau khi thiền ý đại thành trở về Thiếu Lâm kế thừa chức vị trụ trì, bèn bắt đầu dốc sức cho mối giao hữu giữa hai phái, vì chấp niệm này cuối cùng đã cảm hóa được cao tăng của Đạt Ma Phái, hai tông phái cũng bắt đầu thay đổi quan hệ của nhau, hóa giải ân oán.
Đạt Ma Phái không tiếp đón đệ tử, không có đường lên núi, không nhận hương hỏa, trước cửa có Hồ Tẩy Tâm, trên mặt hồ có xây cột đá đài sen, tên là: Tẩy Tội Đài. Tất cả môn đệ nhập môn phải ở đài này chịu hết mọi cực hình, trả lại nghiệp tiền sinh, trả nợ với trời đất, trả nợ cho phụ mẫu, trả nợ cho ân sư, trả nợ cho bằng hữu, trả nợ cho sai lầm đã qua, cuối cùng chỉ có người có khổ hạnh, ý chí kiên định mới có thể gia nhập vào Đạt Ma Phái.
Đạt Ma cùng với Thiếu Lâm được gọi là Võ Lâm Phật Môn Song Tông.
Đệ tử Đạt Ma mỗi ngày phải ở ngoài trời lộ thể tham thiền: thiền ý nhập tâm có thể khiến đệ tử chuyên tâm vào võ công, thân thể tráng kiện.
Võ học đệ tử Đạt Ma không lấy trực tiếp kĩ xảo tu tập làm chính, rất khó luyện lâu mà thành kĩ năng, cần phải lĩnh ngộ thiền ý trong võ học: Uy của võ học Đạt Ma, thường lấy sâu thâm của thiền ý để định cao thấp, thiền ý đến cảnh giới khác nhau có thể phát huy ra uy lực hoàn toàn khác nhau.
Đệ tử Đạt Ma hành tẩu giang hồ, tạo hình độc đáo, Đạt Ma Phái không thờ Phật Tổ, không thờ Bồ Tát, chỉ tôn thời Đạt Ma. Đệ tử Đạt Ma vì để biểu thị sự tôn kính thì mỗi đệ tử đều sẽ địu một bức tượng Đạt Ma tổ sư cao nửa người, gọi là bối thiền.
Đạt Ma võ học lấy khổ tu làm chính: đệ tử Đạt Ma bất kể trời mưa nắng đều để trần, trên người khắc thiền kinh chữ Phạn, luôn luôn bó buộc bản thân. Trên người khắc chữ càng nhiều thể hiện địa vị trong môn phái càng cao.