Ngày 03/03/2016 là ngày thảm hại nhất trong lịch sử Dota Trung Quốc. Không một đội tuyển Dota Trung Quốc nào tham dự The Shanghai Major 2016 lọt vào top 8. Đối với fan hâm mộ Trung Quốc tham gia sự kiện này, sự thảm bại này vừa là điều sỉ nhục lẫn chà đạp niềm tin của họ. Câu hỏi được đặt ra là tại sao trình độ của các đội Dota Trung Quốc lại tụt dốc thê thảm tại Major này đến vậy?
Thảm bại do chiến thuật
Nếu nhìn vào sự thất bại của các đội Trung Quốc tại Shanghai Major vừa rồi ở mặt chiến thuật, thì có thể thấy rõ rằng họ có hero pool cực kì hạn hẹp và thiếu sự hiểu biết về patch hiện hành. Điều này dẫn đến việc họ phải ban những hero tương ứng với đội họ gặp, như Enigma và Chen của Puppey hay Earth Spirit của Jerax. CDEC Gaming gặp vấn đề tương tự tại trận chung kết tổng TI5 khi gặp Evil Geniuses, họ phải ban Techies vì họ không có kinh nghiệm đối phó với hero này.
Trong vài năm trở lại đây, Trung Quốc thiếu đi sự cải tiến về mặt draft. Ngay cả khi Alliance tự tay chiến thắng TI3 bằng với Io (Wisp) thì các đội Trung Quốc vẫn không nhận ra được sức mạnh của Io cho tới khi TI3 kết thúc, khiến cho lối draft của họ cực kì hạn chế. Kể từ TI5 tới giờ, các đội Trung Quốc gần như chỉ biết copy lại draft của các đội phương Tây, ví dụ như việc chuộng sử dụng Outworld Devourer từ sau phiên bản 6.86. Ngoại lệ duy nhất là EHOME khi họ tự phát triển lối chơi riêng của mình xoay quanh hero pool của Old Eleven, khá hạn hẹp nhưng đều là những hero mạnh. Vậy nên meta hero của Trung Quốc luôn đi sau một bước so với các đội phương Tây.
Chưa kể đến việc hero pool quá hạn hẹp nên các đội Trung Quốc vẫn mãi dùng những hero cũ như Morphling, một hero cực kì thụ động vào early game và không phù hợp với meta. Tương tự tại Shanghai Major, không một đội nào của Trung Quốc sử dụng thuần thục Enchantress (chỉ có Chuan là ngoại lệ) hay Beastmaster, là 2 trong số những hero thống trị tại giải. Các đội phương Tây có thể tận dụng triệt để sức mạnh của những hero này vì các đội Trung Quốc không biết cách đối phó, đồng thời cũng không hề biết chơi chúng.
Stream
Những năm gần đây khi việc stream trở nên phổ biến hơn trên thế giới. Twitch trở thành một trong những trang web được truy cập nhiều nhất. Tuy nhiên ở Trung Quốc lại không thể truy cập vào Twitch do hệ thống lọc internet của chính phủ Trung Quốc. Những trang web như DouyuTV, ZhanqiTV và HuomaoTV dần trở thành nơi để người dân Trung Quốc theo dõi Dota 2, Hearthstone và League of Legends (Liên Minh Huyền Thoại). Tuy nhiên cách thức hoạt động của Douyu và Twitch lại hoàn toàn khác nhau.
Với Twitch, thu nhập của streamer phụ thuộc vào sự tận tụy và tính kiên định của họ. Ví dụ như Hearthstone, tuyển thủ chuyên nghiệp sẽ kiếm tiền nhờ donate và phí subscribe trên Twitch. Mặt khác, tuyển thủ chuyên nghiệp của Dota 2 coi khoản thu nhập từ stream là thu nhập phụ, bên cạnh tiền thưởng từ việc vô địch giải, vì donate và phí subscrise thường không phổ biến khi stream Dota. Tuy nhiên, mọi thứ hoàn toàn khác khi so với việc stream tại Trung Quốc.
Douyu và các kênh khác, đưa ra những hợp đồng vô cùng hậu hĩnh đối với những tuyển thủ nổi tiếng lẫn cả những tuyển thủ đã giải nghệ. Năm ngoái, YaphetS (người từng rất nổi tiếng với Shadowfiend trên thế giới) đã viết trên Weibo nói về hợp đồng giữa anh và Douyu vào năm 2014, với phí hợp đồng lên tới 7 chữ số.
Ngoài ra, trong cuộc tranh cãi giữa Sylar và Ruru diễn ra gần đây, Ruru có đề cập đến việc bên ZhanqiTV đã đề nghị Sylar 800.000 nhân dân tệ (khoảng 122.896 đô la Mỹ) cho hợp đồng stream một năm. Cũng nên nhớ rằng ngoài khoản tiền từ hợp đồng, tuyển thủ còn được nhận những khoản donate vô cùng hào phóng của người xem Trung Quốc. Đối với những người không am hiểu về mức sống ở Trung Quốc, 800.000 tệ một năm là thừa đủ cho một người đàn ông sống đầy đủ điều kiện trong một căn hộ cỡ vừa ở các thành phố ở Trung Quốc. Nói cách khác, với sự phát triển của việc stream, những tuyển thủ Dota chuyên nghiệp của Trung Quốc có cơ hội kiếm được những khoản tiền khổng lồ chỉ từ việc stream. So với những khoản thu không ổn định từ việc thi đấu giải, khi mà các tuyển thủ phải luôn duy trì phong độ hàng đầu mới có thể vô địch những giải quốc tế, giúp duy trì nguồn thu khá khẩm, thì việc stream trên các kênh như Douyu được xem là phương án vô cùng hữu hiệu.
Khi mà chúng ta đã đề cập đến động lực tài chính khi các tuyển thủ chuyên nghiệp stream, thì cũng nhất thiết phải nhắc đến vấn đề từ các câu lạc bộ. Như trong lời đáp của Ruru cho Sylar trên Weibo, các kênh stream cũng được các câu lạc bộ tài trợ vì họ cần được quảng bá rộng rãi các tuyển thủ của họ trên các website. Đổi lại thì các câu lạc bộ cũng không cản trở việc các tuyển thủ stream vì họ coi trọng mối quan hệ với các kênh stream. Trong khi các câu lạc bộ coi việc chiến thắng tại các giải đấu sẽ giúp đánh bóng thương hiệu của họ, thì việc stream cũng đem lại kết quả tương tự nhờ vào lượng view lớn.
Nhiều người sẽ nghĩ rằng, stream cũng chỉ là việc bay pub và luyện skill của các tuyển thủ, thì có ảnh hưởng gì đến việc tập trung khi chơi game của họ chứ? Bởi vì đây là yếu tố quan trọng nhất khi stream để thu người xem. Cho dù có rất nhiều streamer như Maybe, Kaka, và Cty tập trung hoàn toàn vào việc chơi Dota, thì có rất nhiều streamer khác đánh party với các streamer nữ nhằm tăng tính giải trí. Hơn hết, việc quá chú tâm vào stream đồng nghĩa với việc tuyển thủ đó sẽ có ít thời gian để tập luyện, xem replay giải đấu và phát triển các chiến thuật mới. Trích lời Sylar trong bài post trên Weibo đáp trả Ruru về phí hợp đồng: “Hãy nhìn vào thái độ chuyên nghiệp của tôi so với MMY xem. Hỏi bất cứ ai từng là đồng đội với tôi, tại sao tôi lại bắt đầu những việc này bởi vì tiền? Khi tôi chơi cho LGD, tôi xem lại replay, tìm hiểu sâu hơn về game, trong khi MMY chỉ stream và chơi bời với các cô gái. Ừ, chúng tôi có giá ngang nhau đấy”.
Cuối cùng, stream là lựa chọn khả dĩ nhất của một tuyển thủ nhằm tiếp tục sự nghiệp game thủ của mình sau khi họ giải nghệ. Rất nhiều tuyển thủ từ Dota đời đầu nay đã giải nghệ. Phần lớn bọn họ đều thành công trong việc tiếp tục sự nghiệp trong lĩnh vực này như làm bình luận viên hay huấn luyện viên. Nhưng lựa chọn đem lại nhiều lợi nhuận nhất vẫn là stream. Nếu như các tuyển thủ chuyên nghiệp nổi tiếng hiện nay luôn có lượng người xem lớn, thì việc stream luôn là phương án dự phòng cho những tuyển thủ này sau khi giải nghệ. Những streamer Dota 2 nổi tiếng hiện nay ở Trung Quốc đều là những tuyển thủ đã giải nghệ như là YYF, Zhou, LongDD hay là cả Xiao8.
Tất cả những điều nói ở trên về việc stream đều là nguyên nhân gián tiếp tác động đến sự lười biếng trong khi luyện tập cũng như sự hết mình khi thi đấu chuyên nghiệp tại Trung Quốc. Do sự khác biệt về văn hóa và phương thức hoạt động, việc đạt kết quả cao tại các giải đấu không còn là cách duy nhất để kiếm sống từ thể thao điện tử. Hơn cả là việc chăm chăm giữ lượng người xem cao trở thành thứ mà các tuyển thủ và streamer Trung Quốc để ý đến nhiều hơn.
Sự cống hiến vô cùng hạn chế
Các câu lạc bộ game của Trung Quốc thường rất bảo thủ trong việc cải thiện đội hình thi đấu của mình. Trước TI5, chúng ta chỉ thấy nhiều nhất 3 tuyển thủ trẻ được tạo cơ hội tại Trung Quốc. Cho dù những tuyển thủ như Cty, Maybe và Zyf (Yang) chỉ mới thể hiện tiềm năng tại các giải đấu, thì thực tế họ đã thi đấu chuyên nghiệp được gần 3 năm. Là một trong những khu vực tranh đua rank MMR cao nhất thế giới, Trung Quốc không hề thiếu những tài năng trẻ. Nhưng họ lại thiếu đi các cơ hội để được tham dự vào các đội top đầu bởi những lão tướng được các tổ chức coi trọng hơn cả. Vậy nên những tuyển thủ đứng đầu top rank của Trung Quốc lại không có chỗ để thể hiện tài cán do không hề được tạo cơ hội.
Tuy nhiên, với sự thành công của CDEC Gaming tại TI5 vừa rồi đã vẽ ra một viễn cảnh hoàn toàn mới cho các câu lạc bộ game. Trích lời của LaNm viết trên Weibo sau khi chứng kiến sự đột phá của CDEC tại TI5: “TI5 là một cột mốc đáng nhớ đối với Dota Trung Quốc. Sự thành công của CDEC sẽ đập tan sự nghi hoặc về việc các tuyển thủ trẻ không thể thành công nếu thiếu đi sự dìu dắt của các lão tướng. Những tài năng trẻ đang dẫn đầu hiện nay sẽ giúp chúng ta tái dựng lại kỉ nguyên thống trị của Dota Trung Quốc trong thời gian tói, tiến lên CDEC!”.
Sau TI5, các đội Trung Quốc bắt đầu thành lập đội trẻ như Newbee Young, Vici Gaming Potential, iG Vitality, và rất rất nhiều đội khác muốn tái dựng lại thành công của CDEC. Nghe thì rất hoành tránh nhưng những nỗ lực mà các câu lạc bộ dành cho những đội trẻ này là rất ít. Hầu hết người xem đều không quan tâm đến những đội này và thường không được mời tham dự các giải đấu. Trận đấu gần nhất là của Newbee Young tại vòng loại MDL cũng từ 2 tháng trước. Vậy nên những tuyển thủ trẻ này chỉ còn cách tự tập luyện hoặc bay pub để luyện tập.
Một vấn đề khác được đặt ra là sự bão hòa của những cựu binh. Như đã nhắc ở trên, các tổ chức của Trung Quốc chỉ sự dùng những tuyển thủ lão làng thay vì trao cơ hội cho những tuyển thủ trẻ được tham gia tranh tài. Điều đó dẫn đến việc nhiều cựu binh mất đi động lực thi đấu bởi vì họ nhận ra giá trị to lớn của bản thân trong đội hình đội cũng như đem những thành tích trong quá khứ ra để làm lý do cho sự lười biếng của bản thân. Lúc chuẩn bị cho TI5, những tuyển thủ như Mu và Hao chỉ ngồi một chỗ chơi custom map với những streamer khác khoảng 12 tiếng mỗi ngày, đến nỗi nó dần trở thành meme trên Reddit. Nhưng có một điều mà Reddit không biết, ông chủ sở hữu của Newbee chỉ chú tâm vào việc phát triển những custom map RPG mới cho người chơi.
Đối mặt với việc có sự phân hóa rõ rệt về độ tuổi của các tuyển thủ Dota chuyên nghiệp tại Trung Quốc hiện nay sẽ là bài toán hóc búa cho các tổ chức và chủ sở hữu các đội, sự sụt giảm tài năng của Dota Trung Quốc đang hiển hiện vô cùng rõ rệt.
Tương lai nào cho Dota Trung Quốc?
Với sự xáo trộn đội hình vô cùng lớn nhằm chuẩn bị cho đợt khóa đội hình của Spring Major, dễ dàng thấy được các đội Trung Quốc đã dần nhận ra tiềm năng của những tuyển thủ trẻ. Người ta đồn rằng Newbee sẽ trải qua một đợt thay máu hoàn toàn với sự kết hợp của đội chính lẫn Newbee Young. Các tuyển thủ trẻ đang được tạo cơ hội để tham gia tranh tài ở cấp độ cao nhằm cải thiện kĩ năng và kinh nghiệm khi thi đấu các giải LAN. Vici Gaming cũng được đồn rằng sẽ có thêm 2 tuyển thủ trẻ trong đội hình chính của mình: Snake và Victoria đến từ CDEC.A. Nếu những lời đồn đoán trên là sự thật thì có lẽ các câu lạc bộ thể thao điện tử Trung Quốc đã nhận ra tầm quan trọng của những tài năng trẻ và đã đưa ra những quyết định đúng đắn.
Nếu như các đội Trung Quốc dành thời gian để tạo nên các chiến thuật mới và mở rộng hero pool của mình thông qua việc luyện tập, thì khoảng cách giữa họ và các đội phương Tây sẽ dần hẹp lại. Điều quan trọng nhất đấy là duy trì được ngọn lửa đam mê và tinh thần tranh đấu của các tuyển thủ. Nếu như họ không đặt quyết tâm lớn để cải thiện bản thân, có lẽ trình độ của Dota Trung Quốc sẽ càng ngày càng giảm.
Nguồn:
Chinese Dota: What Happened? – Viết bởi Ernest “ernest429” Yim trên GosuGamers.
Chuyện gì đang xảy ra với Dota Trung Quốc – Dịch bởi DC từ fanpage Dota 2 Quotes