Dựa trên những cơ sở và thí nghiệm khoa học thực tế, phó giáo sư Christopher Ferguson đã có thể khẳng định game bạo lực có thể giúp giảm căng thẳng và khủng hoảng trầm mặc. Bên cạnh đó còn phủ định được rằng các hành vi phạm tội ngoài đời thực không liên quan đến game.
Trong khi hầu hết các nhà nghiên cứu, phân tích và chuyên gia đều chăm chăm vào tác hại của game, tất cả mọi hành vi bạo lực và phạm tội ở giới trẻ đều có thể quy về cho game. Dù rằng có thể, ngay cả các chuyên gia phân tích này chưa một lần thực sự tham gia vào bất cứ trò chơi nào. Khi tất cả những giả thuyết chỉ trích như thế này, dường như không có dấu hiệu giảm xuống thì, phó giáo sư Christopher Ferguson của trường Đại Học Quốc Tế A&M Texas (TAMIU) đã đặt vấn đề ở một cái nhìn khác.
Christopher Ferguson
Ông quyết định ‘tự thân vận động’, thực hiện một cuộc nghiên cứu của riêng ông để tìm hiểu rõ về game bạo lực và tác động của nó. Một trong những kết quả gần nhất của ông đã cho thấy điều hoàn toàn ngược lại, những người chơi game bạo lực có thể xử lý căng thẳng tốt hơn nhiều lần so với những người không chơi. Họ thực sự cảm thấy bớt trầm cảm và căng thẳng sau mỗi lần tham gia một cuộc chơi hào hứng, hò hét.
Với sự giúp đỡ của người bạn đồng nghiệp cùng trường (TAMIU), ông Stephanie Rueda, một cuộc thí nghiệm về sự ảnh hưởng khi tiếp xúc với game bạo lực lên các sắc thái tâm trạng như: hung hăng, chống đối và trầm cảm đã được tổ chức.
Bạn làm gì khi cảm thấy tự ti và trầm mặc? Hãy thử một ván game hành động bắn phá
Khảo sát này được thực hiện trên 103 thanh niên (bao gồm cả nam và nữ) họ được đưa vào các bài kiểm tra, gặp phải các vấn đề khó khăn, để khiến họ bị bối rối, căng thẳng, thất vọng hoặc thậm chí là hung hăng… Sau đó tất cả được chọn lựa một trò chơi ngẫu nhiên để tham gia, bao gồm một game không bạo lực, một game bạo lực với tiêu chí cái thiện chống lại cái ác, cuối cùng là game bạo lực mà họ đóng vai trò kẻ thủ ác. Kết quả thu được cho thấy rằng, cảm giác buồn chán, trầm cảm và thù địch giảm hẳn ở những người tham gia game bạo lực.
Các nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp PASAT (một phương pháp để tăng hoạt động của trí nhớ, sự tập trung và khả năng tính toán), được thực hiện bằng cách đưa ra một con số cứ sau mỗi 3 giây và yêu cầu người nghe phải thêm con số họ vừa nghe với con số đã nghe trước đó.
Áp lực từ gia đình, công việc khiến bạn chỉ muốn tìm một nơi để được bùng nổ!
Những người tham gia thử nghiệm được tiếp xúc với 3 tựa game (Hitman: Blood Money, Call of Duty 2 hoặc Madden 2007) trong đó Madden 2007 là một game “hành động nhưng chưa có yếu tố bạo lực”.
Thêm vào đó, tình huống “không game” cũng được đưa vào áp dụng với nhóm thử nghiệm. Với tình huống này, nhóm tham gia được thông báo rằng có một sự cố kỹ thuật đột ngột, khiến họ không thể tiếp tục chơi game. Tình trạng này tạo điều kiện để so sánh trạng thái khi tham gia 3 tựa game trên với “thời gian làm nguội” và cả bài kiểm tra PASAT.
Ngoài ra, Ferguson và Rueda cũng sử dụng một bài kiểm tra theo phiên bản TCRTT (kiểm tra phản ứng cạnh tranh ganh đua theo thời gian). Trong tình huống này, người tham gia được đối đầu với một đối thủ hư cấu (nhưng đối với họ thì đây là thực) diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định. Các nhà nghiên cứu còn sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để đo lường thói quen chơi game, mức độ trầm cảm, giận dữ, gây hấn…
Bắn phá, hò hét là cách nhanh nhất giúp người ta thoát khỏi khủng hoảng
Các nhà nghiên cứu đã đúc kết được rằng: “Không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy, tiếp xúc với game bạo lực trong thời gian ngắn sẽ làm tăng hoặc giảm hành vi bạo lực. Tương tự như vậy, cách tiếp xúc với game bạo lực trong đời sống thật cũng không giống như các tình huống rối loạn giả định trong phòng thí nghiệm. Điều này mang lại cho chúng tôi một lòng tin rất lớn để kết luận rằng kết quả nghiên cứu của chúng tôi phủ định lại tất cả những khảo sát xã hội và những giả thuyết về tác dụng của game bạo lực sẽ tạo nên những hành vi hung hăng, hiếu chiến.”
“Hoàn toàn không có mối liên hệ nào giữa game bạo lực với những vụ phạm tội ngoài đời thực. Tuy kích thích suy nghĩ bạo lực trong tư tưởng người chơi, song chưa đủ bằng chứng để cáo buộc game bạo lực đã kích thích bản năng và hành động bạo lực nơi game thủ”, Tiến sĩ Christopher Ferguson tuyên bố.
“Như với hành vi bạo lực, các bằng chứng được đưa ra đều không cho thấy rằng tiếp xúc ngẫu nhiên với game bạo lực trong thời gian ngắn sẽ làm tăng hoặc giảm cảm giác chống đối và trầm mặc. Ngược lại, tiếp xúc với các game bạo lực đúng lúc lại có tác dụng giảm bớt biểu hiện chống đối, trầm cảm và căng thẳng. Các đối tượng tham gia vào game bạo lực không giảm bớt hành vi gây hấn nhưng họ ít chống đối và trầm mặc hơn.”
Không có một bằng chứng nào chỉ rõ được bạo lực ngoài đời liên quan đến nội dung game
Điều này cũng nhấn mạnh rằng, game bạo lực có thể sử dụng như một “công cụ để quản lý tâm trạng”, giúp điều trị rối loạn cảm xúc và các vấn đề khác liên quan đến sức khỏe.
Một chút châm biếm từ các nhà nghiên cứu khác: “Nhiệt huyết dành cho game bạo lực bây giờ chắc đã trở thành một vấn đề nóng như chính trị (chúng tôi sẽ thảo luận vấn đề không may này với hội đồng khoa học) mặc dù có khả năng là không tiến triển gì. Tuy nhiên, suy cho cùng, một trò chơi vẫn chỉ là một trò chơi.”
Ferguson cho biết kết quả nghiên cứu hiện đã đạt đến mức độ tương đối, nhiều thực nghiệm cần thiết khác sẽ được thực hiện. Nhưng ông cũng cho biết, các game hành động bạo lực là một phép trị liệu tốt dành cho những lúc căng thẳng và khủng hoảng trầm mặc.
Ảnh: Tổng hợp
GAMELAND.VN (Theo GameGate)